***
Bài thơ “Tám phố Sài Gòn” của nhà thơ Nguyên Sa được sáng tác vào
năm 1965, đăng trên báo Văn số Xuân Ất Tỵ. Nguyên văn bài thơ như sau :
“𝘛𝘢́𝘮 𝘱𝘩𝘰̂́ 𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯”
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 đ𝘪 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘤𝘩𝘢̣̂𝘮 𝘣𝘶𝘰̂̉𝘪 𝘤𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶
𝘊𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘢𝘺 𝘵𝘢̀ 𝘢́𝘰 𝘴𝘢́𝘵 𝘷𝘰̀𝘯𝘨 𝘦𝘰
𝘊𝘰́ 𝘯𝘨𝘩𝘦 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘷𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯𝘩 𝘢́𝘰
𝘕𝘢̆𝘮 𝘯𝘨𝘰́𝘯 𝘵𝘩𝘰̛ 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰́ 𝘵𝘩𝘦𝘰
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘱𝘩𝘰́𝘯𝘨 𝘚𝘰𝘭𝘦𝘹 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘩𝘢𝘯𝘩
Đ𝘰̂𝘪 𝘵𝘢𝘺
𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨 𝘺𝘦̂́𝘯 𝘯𝘨𝘶̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘨𝘢̆𝘯𝘨
𝘊𝘰́ 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘩𝘰̛𝘪 𝘵𝘩𝘰̛̉ 𝘤𝘢̀𝘪 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯
𝘓𝘦̂𝘯 𝘵𝘰́𝘤 đ𝘦𝘯 𝘮𝘦̂̀𝘮 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘵𝘩𝘶̛ 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘮
𝘛𝘰̛̀ 𝘩𝘰𝘢 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘴𝘢́𝘤𝘩 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘯𝘢̆̀𝘮 𝘪𝘮
Đ𝘢̂̀𝘶 𝘵𝘩𝘶̛
𝘷𝘢̀ 𝘤𝘶𝘰̂́𝘪 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢̂́𝘺
𝘕𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘶̛̃ 𝘺 𝘥𝘢̀𝘪 𝘵𝘳𝘰̂𝘯𝘨 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘨𝘰𝘢𝘯
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘵𝘰̂́𝘪 đ𝘪 𝘩𝘰̣𝘤 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩
𝘊𝘰̣̂𝘵 đ𝘦̀𝘯 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘨𝘰́𝘵 𝘣𝘰́𝘯𝘨 𝘭𝘶𝘯𝘨 𝘭𝘪𝘯𝘩
𝘔𝘢̣̆𝘵 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘢́𝘯𝘩 đ𝘦̀𝘯: 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘴𝘢́𝘯𝘨
Đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘵𝘳𝘰̂𝘯𝘨 𝘷𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘤𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘰̂𝘪 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘵𝘳𝘰̀𝘯
𝘝𝘰̀𝘯𝘨 𝘤𝘶𝘯𝘨 𝘮𝘢̂̀𝘶 đ𝘰̉, 𝘯𝘦́𝘵 𝘵𝘩𝘶 𝘤𝘰𝘯𝘨
𝘊𝘢̂̀𝘶 𝘷𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘣𝘢̆́𝘤 𝘨𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘮𝘶̛𝘢 𝘷𝘢̀ 𝘯𝘢̆́𝘯𝘨
𝘏𝘢𝘺
đ𝘢̃ đ𝘶̛𝘢 𝘥𝘢̂̀𝘯 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘰̛́ 𝘮𝘰𝘯𝘨
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘨𝘰̂́𝘪 đ𝘢̂̀𝘶 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘢𝘺
𝘕𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘯𝘢̆𝘮 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘴𝘢́𝘶 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘮𝘢̂𝘺
𝘊𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘵𝘢𝘺 𝘵𝘳𝘰̀𝘯 𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘰̂́𝘯
𝘛𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̣𝘤 đ𝘢𝘯𝘨 𝘷𝘦̂̀ 𝘥𝘢𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘣𝘢𝘺
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘯𝘢̆́𝘯𝘨 𝘩𝘢𝘺
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘮𝘶̛𝘢
𝘛𝘩𝘶̛́ 𝘉𝘢̉𝘺 𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 đ𝘪 𝘉𝘰𝘯𝘢𝘳𝘥
𝘎𝘶𝘰̂́𝘤 𝘤𝘢𝘰
𝘨𝘰́𝘵 𝘯𝘩𝘰̉ 𝘮𝘢̂𝘺 𝘷𝘢̀𝘰 𝘨𝘰́𝘵
𝘈́𝘰 𝘭𝘶̣𝘢 𝘵𝘳𝘢̆́𝘯𝘨 𝘮𝘦̂̀𝘮 𝘣𝘢𝘺
𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘰̛
𝘚𝘢̀𝘪 𝘎𝘰̀𝘯 𝘮𝘢𝘪 𝘨𝘰̣𝘪 𝘯𝘩𝘢𝘶 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̛𝘯𝘨
𝘝𝘢̀𝘯𝘩 𝘮𝘰̂𝘪 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̂𝘯 𝘷𝘢̂𝘯
𝘓𝘶̛𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘣𝘢̂̀𝘺 𝘤𝘩𝘪𝘮 𝘦́𝘯
𝘛𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘰̂́ đ𝘪 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘟𝘶𝘢̂𝘯
𝘕𝘨𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘚𝘢
Bài thơ gồm
8 khổ, 32 câu, không nêu cụ thể tên 8 phố nào, mà là những hình ảnh lãng mạn, đầy
chất thơ về thiếu nữ Sài Gòn, những buổi chiều, thư viện, đường Bonard (nay là
Lê Lợi), và những khoảnh khắc thanh xuân rất đặc trưng của Sài thành thời ấy.
Mỗi lần xuất hiện,
cô không nói gì nhiều, nhưng ánh mắt, cử chỉ, tà áo… đều được ghi lại bằng một
thứ ngôn ngữ đầy tình cảm, đậm chất lãng mạn, như thể là những phân đoạn tĩnh lặng
mà xúc động của một phân khúc phim tình yêu xưa, một cô gái mộng và thực hòa
quyện. Tác giả không xác định rõ danh tính khiến người con gái trở thành một biểu
tượng của cái đẹp mơ hồ, khiến người đọc tự suy tưởng và cảm nhận theo cách
riêng mỗi người.
Thơ Nguyên Sa có
nghệ thuật miêu tả tinh tế. Ông không dùng lối tả thực hay bút pháp cầu kỳ. Ông
chọn những lời thơ tình cảm, giản dị, và đầy nhạc tính để làm nổi bật sự thanh
thoát của người con gái.Thay vì miêu tả ngoại hình cụ thể, ông chú trọng vào
không khí, cảm xúc và sự rung động tạo nên một hình ảnh không rõ nét nhưng lại
sống động trong tâm trí người đọc.
Cô gái trong
“Tám phố Sài Gòn” thực chất không phải là một nhân vật mà là một trạng thái cảm
xúc, một khoảnh khắc của tình yêu chưa kịp định nghĩa. Chính sự mơ hồ đó khiến
bài thơ sống lâu trong lòng người đọc .
Vào khoảng năm
1971, bài thơ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành ca khúc cùng tên – giữ
nguyên tinh thần của Nguyên Sa: lãng mạn, trí tuệ, thanh thoát..tạo nên một
tình khúc nhẹ nhàng được yêu thích suốt nhiều thập kỷ .
Khi bài thơ được
phổ biến vào năm 1965, nhiều người yêu thơ đã bị cuốn hút bởi cách viết lãng mạn,
đầy cảm xúc về Sài Gòn . Nhưng có phải người con gái xuất hiện trong “tám phố”
Sài Gòn và Sài Gòn chỉ có đúng 8 phố ? Sự hiểu lầm về “8 phố” cũng khiến bài
thơ được bàn luận rộng rãi, trở thành đề tài cho báo chí văn học, nhạc sĩ phổ
nhạc và thậm chí… tranh luận vui vui trong giới yêu thơ.
Mà quả là trong
toàn bộ 8 khổ thơ nếu bạn chịu khó ngồi đọc thì đếm đi đếm lại cũng chỉ thấy có
5 phố : “phố chầm chậm buổi chiều , phố
solex phóng nhanh, phố thư viện trang nghiêm , phố đêm ôm sách vở và phố Bonard
thứ bảy”...Vậy Sài Gòn xưa có mấy phố ? Câu trả lời thỏa đáng có thể đã được
nhiều bạn đọc yêu thơ chấp nhận từ nhiều năm trước trong bài viết dưới đây (
chia sẻ từ trang web "vanhocsaigon. com" ).
***
“ Khi ông Nguyễn
Đình Vượng – Chủ nhiệm tạp chí Văn, đề nghị nhà thơ Nguyên Sa viết bài cho tạp
chí với yêu cầu “viết về xuân” (ý cho báo xuân), sau đó lại mở rộng ra là… “viết
gì cũng được”. Nguyên Sa đã viết và nộp bài thơ “Tám phố Sài Gòn”…
Trong một lần
“trà dư tửu hậu” có đủ các tay văn nghệ sĩ của cả ba miền nước Việt ở 81 Trần
Quốc Thảo, một anh bạn bỗng cao hứng ngâm mấy câu thơ :
“Sài Gòn
đi rất chậm buổi chiều
Cánh
tay tà áo sát vòng eo
Có nghe
đôi mắt vòng quanh áo
Năm
ngón thơ buồn đứng ngó theo…”
(Tám phố Sài Gòn, Nguyên Sa)
rồi đặt câu hỏi với mọi
người: “Theo nhà thơ Nguyên Sa, thì Sài Gòn có… 8 phố, vậy mấy ông ở Sài Gòn
lâu năm có biết đó là 8 phố nào không?”.
Cuộc cãi
vã, tranh luận ì xèo nổ ra, nhưng rốt cuộc cũng chẳng ông nào, bà nào xác định
đủ Sài Gòn có bao nhiêu phố ?
Khác với Hà Nội
xưa được mặc định với 36 phố phường và gắn với cái tên “Hàng” như Phố Hàng Bạc,
Hàng Thau, Hàng Đào… Sài Gòn được thành lập từ năm 1698 với tên là Phủ Gia Định,
và sau này trở thành “Đô thành Sài Gòn”, thủ đô của chính quyền Sài Gòn và từng
được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, song cũng chẳng có qui định nào về phân
chia cụ thể từng phố, ngoại trừ khu vực tập trung về văn hóa và giải trí ở quận
Nhất, bao gồm các con đường lớn như Bonard (Lê Lợi), Tự Do, Nguyễn Huệ, kéo dài
từ rạp Rex đến chợ Bến Thành và nhà ga xe lửa thời bấy giờ, là những địa điểm tấp
nập nam thanh, nữ tú, người dân khắp nơi đổ về dạo chơi mua sắm vào mỗi chiều
thứ bảy, chủ nhật thời bấy giờ, và đó cũng là khoảng thời gian mà nhà thơ
Nguyên Sa sáng tác bài thơ “Tám phố Sài Gòn” (khoảng cuối thập niên 60, đầu thập
niên 70), bài thơ được ông Nguyễn Đình Vượng đăng trên báo Văn, tờ tạp chí có
uy tính về văn học nhất lúc đó ở miền Nam.
“Tám phố Sài
Gòn” được tiếp nối với khổ đầu mà anh bạn văn nghệ vừa ngâm nga là “Sài Gòn
phóng solex rất nhanh”, rồi ở khổ thứ ba là “Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm”.
Đấy là “Thư viện Quốc gia” nằm ở đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), thu hút rất
đông những người trí thức, sinh viên, học sinh đến đọc sách và cũng là thú vui
thanh nhã của người Sài Gòn. Ở khổ thơ thứ tư, Nguyên Sa viết “ Sài Gòn tối đi
học một mình”, chỉ về thời gian, và chắc nhắc đến các lớp học ngoại ngữ, vì lúc
đó Sài Gòn rất ít nơi học thêm và cũng ít người học thêm. Rồi ông chuyển sang
“Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, “Gối đầu trên cánh tay”, “Sài Gòn nắng hay Sài
Gòn mưa”… là những trạng thái tâm lý tình cảm của những con người yêu nhau, và
cái chính là họ “Thứ bảy Sài Gòn đi Bonard”, một đại lộ chính, trung tâm như đã
nói ở trên để đến rạp Rex, Vĩnh Lợi, hay ghé thương xá Tax, vào các quán bar
hay vũ trường lả lướt bay bướm trong các bước nhảy tân kỳ của lớp trẻ bấy giờ…
Để rồi cuối cùng ở khổ thơ thứ tám nhà thơ viết :
“
Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng
Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng trời không có bầy chim én
Thành phố đi về cũng đã xuân…”
Rõ ràng, toàn
bài thơ cũng chẳng nói đến cụ thể một phố nào cụ thể ở Sài Gòn, ngoại trừ tên đại
lộ Bonard lúc ấy người Sài Gòn ai cũng biết !
Phải đến hôm
nay, khi ngồi viết về thơ Nguyên Sa, ngẫm nghĩ về người thầy giáo dạy triết Trần
Bích Lan, cùng những giai thoại về ông, cùng nguyên nhân ra đời của bài thơ
cũng rất hóm hỉnh. Khi ông Nguyễn Đình Vượng – Chủ nhiệm tạp chí Văn, đề nghị
nhà thơ Nguyên Sa viết bài cho tạp chí với yêu cầu “viết về xuân” (ý cho báo
xuân), sau đó lại mở rộng ra là… “viết gì cũng được”. Nguyên Sa đã viết và nộp
bài thơ “Tám phố Sài Gòn”, gồm tám khổ thơ, 32 câu thơ và duy nhất chỉ có câu
thơ cuối cùng có một chữ “Xuân” (Thành phố đi về cũng đã xuân), và chợt ngộ ra
trong những câu chuyện rất… tiếu lâm của nhà thơ khi kể chuyện cho học sinh
trong giờ dạy triết, ông hay sử dụng từ “bát phố”, có nghĩa là “đi chơi phố, đi
dạo phố”, và người Hà Nội xưa cũng hay nói “đi bát phố” và người Sài Gòn thấy
hay hay nên cũng nói theo. Mà “bát” là từ Hán Việt, có nghĩa là “rời, ra khỏi
nhà, đồng âm với từ “Bát” có nghĩa là “tám”, bài thơ cũng có “tám khổ” do đó
nhà thơ thuận tay đặt luôn là “Tám phố Sài Gòn”, tức dạo phố Sài Gòn, chứ Sài
Gòn nào có “tám phố” mà tranh cãi.” (hết trích đăng)
Quả thật chẳng cần
phải tranh cãi về "Tám phố Sài Gòn" hay Sài Gòn 8 phố nữa bởi từ 1
tháng 7.2025, Thành phố Hồ Chí Minh – hay Sài Gòn như người dân vẫn thân mật gọi
– đã mở rộng đáng kể, bao gồm cả các khu vực từ tỉnh Bình Dương và Bà Rịa –
Vũng Tàu . Vì vậy, số lượng “phố” hay đường Sài Gòn đã thay đổi gấp nhiều lần
con số 8...
Bây giờ TPHCM
sau sáp nhập có tới 168 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm 113 phường - có 1 phường mang tên Sài Gòn -, 54 xã và 1 đặc
khu (Côn Đảo). Thành phố mới có diện tích hơn 6.700 km2,với dân số gần 14 triệu
người.Thế nên cái thời "Saigon đẹp
lắm, Saigon ơi ! Sai gon ơi !"...đã đi xa rồi... chỉ còn là hoài niệm...
Mru Thang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét