30 thg 7, 2021

XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG… RỒI LẠI XUÂN

‎           Status này đã chia sẻ trên 
          Facebook để Tưởng niệm
          Kim Ki Duk , một đạo diễn 
          phim Hàn nổi  tiếng chết 
          tháng 12/2020 vì Covid-19.

         

          Kim Ki-duk là một‎đạo diễn và nhà biên kịch phim Hàn Quốc, nổi‎ tiếng với các tác phẩm điện ảnh nghệ thuật đặc trưng của mình. Các giải thưởng liên hoan phim lớn của ông bao gồm Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 69 cho Pietà, Giải Sư tử bạc cho Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 61 cho 3-Iron, một con gấu bạc cho Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 54 cho Cô gái Samaritan và giải un certain regard tại Liên hoan phim Cannes 2011 cho Arirang. Tính năng được biết đến rộng rãi nhất của ông là Mùa xuân, Mùa hè, Mùa thu, Mùa đông... và Spring (2003), bao gồm trong các bộ phim tuyệt vời của nhà phê bình phim Roger Ebert. Hai trong số các bộ phim của ông đóng vai trò là bài dự thi chính thức cho Giải Oscar cho Phim truyện quốc tế hay nhất với tư cách là tác phẩm Hàn Quốc. Ông đã đưa kịch bản cho một số cựu trợ lý đạo diễn của mình bao gồm Juhn Jai-hong (Beautiful and Poongsan) và Jang Hoon (Rough Cut). ‎
     Với tác phẩm "Cá sấu" ra mắt năm 1996, ông Kim Ki Duk là đạo diễn Hàn Quốc duy nhất giành chiến thắng tại cả 3 liên hoan phim lớn của châu Âu gồm Cannes, Venice và Berlin.Kim Ki Duk từng giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice năm 2012 với Pieta cũng với một kịch bản căng não và nhiều hình ảnh, thông điệp… chỉ dành cho khán giả trưởng thành. Ngoài ra, ông còn giải Gấu bạc với Samaritan Girl và giải Un Certain Regard tại Liên hoan phim Cannes 2011 với Arirang.


            Vị đạo diễn 60 tuổi này qua đời do biến chứng phức tạp do COVID-19 gây ra tại một bệnh viện ở Latvia vào ngày 11-12-2020.Giám đốc Liên hoan phim quốc tế Busan, Jeon Yang-joon, cho rằng sự ra đi của ông Kim Ki Duk là một mất mát lớn của ngành điện ảnh Hàn Quốc.
 Kim Ki Duk ra đi để lại cho điện ảnh thế giới những chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời đầy sâu sắc thông qua tác phẩm “Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân”.
      Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân (2003) là bộ phim từng nhận về vô vàn giải thưởng, như C.I.C.A.E., Don Quixote, giải thưởng của Ban giám khảo trẻ tại Liên hoan phim quốc tế Locarno, giải thưởng Khán giả bình chọn của Liên hoan phim quốc tế San Sebastian, giải Đại Chung Phim xuất sắc nhất 2004.
1. Xuân, hạ, thu, đông - bài học về một kiếp người

      
           “Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân” đưa khán giả đến với một ngôi chùa lênh đênh giữa hồ, nơi có một chú tiểu và sư phụ của chú. Ở đây, khán giả sẽ chứng kiến cuộc đời của chú tiểu, với mỗi mùa xuân - hạ - thu - đông ứng với từng giai đoạn tuổi tác, cách biệt từ vài năm đến cả chục năm. Trong suốt hành trình đó, chúng ta sẽ được nhìn bằng lăng kính Phật giáo cùng học thuyết “Tứ Diệu Đế”, tức “4 chân lý màu nhiệm”: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Từ đó, câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời mà chính đạo diễn Kim Ki Duk đặt ra sẽ dần được lý giải.


       Ở mùa xuân, hạ, thu, chúng ta lần lượt đi qua triết lý về Khổ đế, Tập đế và Diệt đế, tức là quá trình nếm, ngộ ra nguyên nhân và chấm dứt hoàn toàn cái khổ. Trong đó, vào mùa xuân, chú tiểu khi chỉ mới non xanh đã nghịch ngợm buộc hòn đá vào ba con vật cá - ếch - rắn rồi khoái trá nhìn chúng khổ sở. Người thầy thấy vậy không lập tức la mắng mà mang về một hòn đá rồi lén cột lên lưng chú vào ban đêm. Sáng hôm sau, ông bắt chú tiểu đeo hòn đá đó đi tìm ba con vật để giải thoát cho chúng cùng lời dặn: "Nhưng nếu bất cứ một con vật nào chết, thì con sẽ mang theo hòn đá này trong tim đến hết cuộc đời." Tuy nhiên, con cá và rắn đã chết. Đó là cái khổ thứ nhất, cũng là cái khổ mang tính báo hiệu về tương lai hạ, thu.


       Mùa hạ, chú tiểu bước vào tuổi mới lớn rồi đem lòng yêu thương một cô gái. Họ si mê rồi quan hệ tình dục với nhau. Sư phụ phát hiện ra và đuổi cô gái ra khỏi chùa. Chú tiểu không chấp nhận được, mang theo tượng của Di Lặc Bồ Tát rồi trốn đi. Đây là tội lỗi thứ hai để dẫn cái khổ thứ ba được báo hiệu bằng lời nhà sư dặn: “Ham muốn đánh thức khao khát chiếm hữu, từ đó đánh thức ý định sát sinh”. Và quả thật lúc 30 tuổi, anh trở về chùa để chạy trốn tội lỗi giết hại người phụ nữ anh yêu - người đã bỏ anh đi theo gã khác. Anh quyết định tự sát ,nhờ sư phụ phát hiện kịp thời mà anh ta không chết, chỉ nhận được một trận đòn nhừ tử. Đó là cái khổ thứ ba.
           Điều đáng nói là cả 3 cái khổ của chú tiểu không chỉ là cái khổ của một người mang theo chấp niệm gạt bỏ bụi trần mà nương nhờ cửa Phật, đó là cái khổ của cả nhân gian. Theo Tập đế - chân lý về nguyên nhân cái khổ, sự đau đớn này xuất phát từ vô minh, không biết được đâu là sự thật, là đúng sai, là bản chất của mọi thứ. Vì vậy nên trong mùa xuân, chú vô tình gắn hòn đá lên lưng những sinh mạng bé nhỏ mà không biết chúng sẽ bị giết chết, mùa hạ chú rơi vào lưới tình không biết tình yêu không bao giờ là mãi mãi, và mùa thu chú quyết định chạy trốn tội lỗi của mình bằng cách tự sát mà không biết “giết người thì có dễ nhưng giết mình không dễ đâu”. Vì thân xác chết nhưng tội ác và tâm tính của con người thì còn mãi.


          Vì thế nên đạo diễn Kim Ki Duk đưa con người ta đến quá trình diệt đế và đạo dế ở cuối mùa thu cũng như xuyên suốt mùa đông. Diệt đế là diệt khổ, chấm dứt cái khổ. Quá trình này được thể hiện qua phân đoạn người đàn ông 30 tuổi mặc đồ sư rồi khắc bài kinh bài kinh Bát-nhã lên sàn ngôi chùa, theo vết mực sư phụ viết mẫu, bằng chính con dao gây tội của mình. Nó khởi đầu bằng sự thiếu tập trung, vì sự sợ hãi hai vị cảnh sát, từ tiếng súng bắn và từ thiên nhiên. Nhưng với sự hỗ trợ, uốn nắn của sư phụ, anh có thể yên tâm trở về khắc kinh. Cho đến sáng hôm sau, khi anh tỉnh dậy và thấy ánh mặt trời rực rỡ, không gian yên bình và thậm chí cả phần việc còn lại đã được hai cảnh sát đi cùng phụ giúp. Nếu xem phần khắc kinh là quá trình tu luyện, những người bình thường xung quanh là tạp niệm xoay quanh nhân vật trung tâm thì có thể thấy, tạp niệm dần biến mất chuyển hóa thành sự tin tưởng, cảm thông còn nhân vật trung tâm thì hiểu rõ bản thân đã làm gì, sẽ phải chịu gì. Đó là khi anh đã diệt được khổ. Để rồi trong mùa đông, lúc anh đã thụ án xong và quay về, anh bước vào Đạo đế, tu luyện để đắc đạo, chấm dứt hoàn toàn cái khổ để không bao giờ phải khổ nữa.
         Có thể thấy, một vòng đời xuân, hạ, thu, đông của chú tiểu ít nhất có 3 hành trình đầu ta đã thấy ta. Thấy ta vì ham thích, vì yêu, vì tham lam rồi vì căm thù mà làm nên nhưng sai lầm to lớn. Còn mùa đông mà Kim Ki Duk gửi gắm là mùa đông muốn con người ta hướng đến, mùa đông mang tính dẫn dắt người xem. Để người xem nhận ra đời là vô thường, không gì kéo dài mãi mãi. Chỉ có ta là ta, một sinh thể duy nhất với bản ngã riêng biệt. Từ đó nhìn về ánh sáng mà sống cho trọn đạo lý. Đó là ý nghĩa của cuộc đời. Cũng là cái nhân văn của Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân.


2. Ngôn ngữ điện ảnh được sử dụng một cách điêu luyện, vượt ngưỡng “đẹp” để càng trở nên hoàn mỹ.
            Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân mở ra cho ta một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về ngôi chùa giữa hồ, về rừng cây và sông suối, về những tán lá, hang động và những âm thanh tự nhiên trong trẻo, đơn thuần. Cái “đẹp” trải dài xuyên suốt bộ phim, khiến người xem phải không ngừng rung động. Nhưng với Kim Ki Duk, đẹp thôi là chưa đủ, đẹp là thứ hiển nhiên và thậm chí là tầm thường. Vì ông gửi gắm nhiều hơn cả đẹp vào từng khung hình.
            Đầu tiên, ta bàn về chú tiểu. Chú tiểu không hề được gọi tên. Chú lớn lên và đi qua vòng tuần hoàn xuân, hạ, thu, đông để trở nên đắc đạo. Sau đó, ta gặp một chú tiểu mới, mở ra một vòng tuần hoàn mới - “rồi lại xuân”. Chú tiểu là đại diện cho chúng sinh, cứ hết thế hệ này đến thế hệ khác sinh ra, gặp phải sai lầm rồi được chỉ dạy để giác ngộ. Sự chỉ dạy đó cần một người thông thái, đó là khi ta hướng ánh nhìn về sư phụ. Phân đoạn đáng nhớ nhất hẳn là khi vị sư phụ sau khi tiễn đồ đệ của mình đi đã chọn tiếp tục cuộc đời bằng cái chết. Ông đẩy thuyền ra giữa hồ, xếp củi lên thuyền; dán chữ "BẾ" vào mắt, mũi, miệng và tai; đặt một ngọn nến dưới đống củi và bắt đầu hành động tự thiêu. Cái chết của vị sư khác với cái chết đồ đệ, ông không trốn chạy bất cứ tội lỗi nào cả. Cái chết đó được mở ra khi ông đạt đến trạng thái Niết Bàn và giác ngộ xong người đồ đệ. Chẳng còn gì phải vương vấn với cuộc sống đầy sân si, ông rời đi như cách Quán Thế Âm Bồ Tát làm. Bồ Tát sẽ nhập Niết-bàn sau khi thực hiện xong hạnh nguyện.
            Có thể thấy, ngôi chùa có một chiếc thuyền nhưng người sư phụ không bao giờ dùng nó. Chiếc thuyền ấy chỉ để đưa đón đồ đệ về và khách đến thăm - những người còn vướng phải tạp niệm trần gian. Thậm chí, khi vị đồ đệ rời đi theo hai cảnh sát, chỉ khi người thầy vẫy tay thì thuyền mới chạy. Thuyền là vật đại diện cho người còn chấp ngã, không cần thuyền, thậm chí là điều khiển được thuyền là khi hiểu và bỏ qua được những cám dỗ cuộc đời. Đó là trạng thái mà sau này người đồ đệ cũng tìm đến được khi anh trở về sau khi thụ án.
       Trong phim chúng ta thấy có ba bức tượng. Đầu tiên là bức tượng Phật to lớn, thô sơ, bằng đá vôi trên núi - nơi chú tiểu vẫn trèo lên ngày nhỏ để ngắm cảnh. Bức tượng đại diện cho giáo lý Phật giáo nguyên thủy - một thứ cao siêu mà cậu bé chỉ có thể hiểu một cách non nớt trên bề mặt. Thứ hai là bức tượng Quán Thế Âm trong chùa. Bức tượng này bằng đá, đại diện cho những gì sư phụ giác ngộ được từ giáo lý nguyên thủy và truyền dạy cho đệ tử của mình. Cuối cùng là bức tượng Di-lặc bằng đồng, tuy chỉ xuất hiện ở đoạn cuối nhưng lại là bức tượng quan trọng nhất. Nó đồng hành cùng người đàn ông trên con đường đi lên đỉnh núi, thực hành "Bát chính đạo" để đạt tới Niết-bàn. Bức tượng Di-lặc nhỏ nhắn và tinh xảo, thể hiện sự giác ngộ Phật pháp hoàn toàn ở người đàn ông. Đây là hình tượng lớn nhất, tầm vóc nhất mà Kim Ki Duk sử dụng để thể hiện quá trình trưởng thành của chú tiểu ngày nào.
             Có thể thấy, Xuân, Hạ, Thu, Đông…. Rồi Lại Xuân không chỉ có những góc máy tuyệt vời. Những khung hình của bộ phim là thứ ngôn ngữ điện ảnh đỉnh cao góp phần đẩy câu chuyện đến với người đọc một cách sâu sắc, hoàn hảo nhất. Và đó là điều khiến tác phẩm này đáng được ngưỡng mộ đến như vậy.
3. Kim Ki Duk và mùa đông của quái kiệt đáng nể xứ Hàn
        Hình ảnh, âm thanh xuất sắc, diễn xuất của các diễn viên trọn vẹn, điều này góp phần giúp bộ phim trở thành siêu phẩm kinh điển của điện ảnh xứ Hàn. Thế nhưng, để đạt được tầm vóc đó, sự tài hoa, tâm huyết của vị đạo diễn Kim Ki Duk mới là thứ đáng nói nhất. Chính ông đã khởi sinh ra bộ phim từ ý tưởng về câu hỏi: “Ý nghĩa của cuộc đời là gì?”. Sau đó lý giải nó một cách sâu sắc nhất, thuyết phục nhất bằng cả 3 cuộc đời (sư thầy, chú tiểu và một chú tiểu mới ở cuối phim). Ông không giải quyết câu hỏi một cách thờ ơ, hời hợt mà đặt tâm huyết vào từng hình ảnh, câu thoại. Để con ếch, con cá, con rắn, cái cây cũng có ý nghĩa riêng của nó. Sự tài hoa của Kim Ki Duk, dù vị đạo diễn có vướng phải vô số tranh cãi về nhân cách, cũng khó có thể phủ nhận. Bởi tới nay khi nhiều phim chỉ có thể dừng ở cái đẹp, cái giật gân, cái hấp dẫn, cái hoành tráng thì Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân đã vượt xa cái ngưỡng đó. Để không cầu kì, không kịch tính hóa nhưng người xem thời đại nào xem rồi vẫn thấy đúng, vẫn gật gù chiêm nghiệm.


           Kim Ki Duk ra đi vì Covid-19, chúng ta không biết vị đạo diễn này đã chạm được tới mùa đông, tới Niết Bàn hay chưa. Và nếu nhìn khách quan có khi ta vẫn biết rõ là chưa. Vì những tạp niệm, vì bao tai tiếng xung quanh ông vẫn nhiều. Nhưng những tác phẩm của ông hẳn vẫn là đỉnh cao trong nền điện ảnh, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn là cả thế giới. Minh chứng cho điều đó là những lời khen, tràng vỗ tay, giải thưởng mà khán giả dành cho Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân dù là phương thức, thời điểm họ xem là lúc nào.
 
( Nguồn tư liệu và ảnh: Tổng hợp ST )
.................................................................................................................................................................
MỘT THOÁNG "XUÂN ,HẠ ,THU ,ĐÔNG...rồi lại  XUÂN "




24 thg 7, 2021

TÀ KHÍ LÀ GÌ ? NÓ TẤN CÔNG CƠ THỂ CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?

 

*****    

          Đông y gọi CÁI tồn tại trong cơ thể khiến cho con người mạnh khoẻ, có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài là CHÍNH KHÍ; những tác nhân từ bên ngoài gây bệnh cho con người là TÀ KHÍ.

·        Chính khí  có được nhờ ăn, uống, hít thở và tập luyện cơ thể;

·        Tà khí là các thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả (gió, lạnh, sức nóng gián tiếp, ẩm, khô khan, sức nóng trực tiếp). Các thứ khí này có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm mà Đông y gọi là dịch lệ.

Các nghiên cứu xuất phát từ quan điểm kết hợp Đông, Tây y chứng minh rằng : các thứ khí này, tuỳ thời điểm và vị trí của sự vận hành quả đất trong vũ trụ sẽ làm điện trường quả đất thay đổi dẫn đến sự gia tăng bất thường của các loại trùng khuẩn cực nhỏ. Những loại này xâm nhập vào mũi, thông xuống phổi, đồng thời khu trú ở da lông (số lượng lỗ chân lông có tới hàng vạn và làm chức năng trao đổi chất với môi trường nhiều hơn nhiều nhiều lần so với hai lỗ mũi – đây là kiến thức mà Tây y tuy đã biết nhưng chưa vận dụng vào điều trị các chứng cảm; vì vậy các bác sỹ Tây y chỉ mới dừng ở trình độ chỉ định cho bệnh nhân xông mũi theo nguyên lý đau đâu chữa đó. Trong thực tế, kinh nghiệm dân gian phương Đông đã có cách xông toàn cơ thể và phải cởi hết đồ ra mới hiệu quả).

Bổ sung về tà khí trong đám tang và tại sao người ốm kiêng đi đám tang ?

        Gọi lànghĩa là xấu, là các khí xấu, ảnh hưởng không tích cực đến con người, chứ không nên hiểu là tà ma, hay gì đó mang tính mê tín dị đoan”, lương y Nguyễn Văn Sử giải thích. Khi cơ thể đau yếu, người có bệnh, sức khoẻ kém là lúc vệ khí yếu khó có thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của tà khí nên tà khí dễ xâm nhập làm cho người đau yếu càng dễ đổ bệnh nặng hơn.

       Trong khi đó, ở các đám tang tà khí thường rất nặng nề, mà theo dân gian vẫn nói nôm na là “lạnh”, người ốm yếu, phụ nữ mang bầu, trẻ em, người có sức khoẻ kém đến những nơi đó sẽ dễ nhiễm hơi lạnh, khí lạnh.

       Thực chất, là vì ở người chết quá trình oxy hoá chấm dứt, nhiệt độ cơ thể mất đi, thi thể lạnh và bắt đầu biến đổi do bị phân hủy; quá trình này khiến cho vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ sinh sôi nhanh chóng và phát tán vào môi trường.

        Không khí trong phòng tang lễ lúc này có thể nói là tăng sinh vi khuẩn và mầm bệnh. Vì vậy, việc những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt những người có bệnh ảnh hưởng hệ miễn dịch, là những người mà theo Đông y đều có nguyên khí hoặc vệ khí kém thì nên tránh xa là có cơ sở khoa học.

Tà khí tấn công con người như thế nào?

      Bình thường, mọi sinh vật đang tồn tại đều có chính khí mạnh hơn tà khí. Tà khí tấn công con người như thế nào? Nói bằng từ chuyên ngành là theo con đường tương khắc.

Con đường này nói cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1:

Tà khí tấn công vào phần cơ thể con người tiếp xúc trực tiêp với môi trường là da, lỗ chân lông, mũi; thông sâu vào cơ thể ở vị trí phổi (tạng phế). Đông y cho rằng da, lông, mũi và phổi có quan hệ với nhau, kết nối nhau bằng kinh Thái Âm phế, thuộc hành Kim. Chức năng của nhóm này là thông khí, làm cơ sở để thông huyết. Khi tà khí tấn công vào nhóm da, lỗ chân lông, mũi thì người bệnh có những biểu hiện như: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, một hai ngày sau thì phát ho, giọng nói cũng khác đi; da sởn gai ốc hoặc lỗ chân lông sít lại, sờ vào thấy nóng. Người ta gọi đây là bệnh cảm hoặc cảm nhiễm. Cảm là giai đoạn đầu nên dễ dàng đẩy tà khi ra ngoài, nếu không, nó sẽ lấn sâu vào gan mật theo nguyên lý KIM khắc MC.

    Cách chữa cảm đơn giản là dùng cách mà Thị Nở chữa cho Chí Phèo. Đó dùng bát cháo tiêu hành cho bệnh nhân ăn; nhưng Thị Nở còn thiếu bài XÔNG (xông lá tức là dùng các loại lá có tinh dầu cho vào nồi lớn, nấu sôi đến mức nước bốc hơi mạnh, nhắc xuống, trùm chăn kín ngồi trong đó chừng 25 đến 30 phút). Có lẽ Thị không thể xông cho Chí vì xông thì phải … cởi hết đồ ra.

      Phải xông bằng các loại lá hoặc chất lỏng có tinh dầu, loại tinh dầu có tính diệt khuẩn cao càng tốt. Những loại tinh dầu này vừa có tác dụng diệt khuận vừa thông khí. Tinh dầu thuộc dạng hữu cơ tự nhiên, không có hại, khi bám vào các lỗ chân lông vừa diệt khuẩn trong các lỗ chân lông vừa chặn đường vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể. Tinh dầu toả ra từ nồi xông sẽ diệt các loại khuẩn bám vào hệ thống hô hấp con người vừa diệt khuẩn trong phòng hoặc trong nhà. Nếu kết hợp xông lá bằng nồi nước xông với cách dùng lá để xông toàn căn nhà khi đang mùa dịch lệ thì càng hay. Nhà có điều kiện thì dùng trầm hương. Tập quan dùng lá, trầm hương để xông nhà là một biểu hiện của văn hoá y khoa truyền thống phương Đông, giúp bảo vệ môi trường sống).

- Giai đoạn 2:

     Tà khí vào gan mật tức là tấn công vào phần phòng ngự tuyến 2 (da lông là tuyến 1). Gan và mật chủ quản về gân. Triệu chứng ngoài các chứng của giai đoạn 1 còn có thêm các hiện tượng khác như: sốt cao hơn, các gân khớp rệu rảo, không muốn vận động, chỉ muốn nằm; tà khí lấn sâu sẽ làm đắng miệng, không muốn ăn (do các chức năng chuyển hoá protid, lipid, glucid của gan suy giảm).

    Giai đoạn 2 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có trình độ chuyên môn, phải xem mạch kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và dùng thêm các loại thuốc nào cho phù hợp. Lúc này bệnh nhân đã mất sức, mệt mỏi, nếu lạm dụng xông khiến cơ thể họ mất nhiều nước mà không bù nước kịp (truyền dịch) thì rất nguy hiểm.

       Giai đoạn 1 và 2 bệnh thuộc phần BIỂU tức phần bên ngoài, còn dễ trị. Nếu không đẩy tà khí ra thì nó lấn tiếp vào lách và bao tử (nhóm này có tuyến tuỵ chuyên điều tiết insulin) theo nguyên lý MỘC khắc THỔ.

- Giai đoạn 3:

      Tà khí vào lá lách, bao tử là đã chọc chủng 2 phòng tuyến, vào vị trí “bán biểu, bán lý” tức vị trí ở giữa bên ngoài và bên trong. Triệu chứng sẽ gồm những triệu chứng ở giai đoạn 2, kèm theo ói mửa do tà khí khuấy động ở phần bao tử. Bệnh nhân ăn không được, nếu ăn được chút cháo thì dưỡng trấp từ thức ăn không được chuyển hoá hết do tuỵ suy giảm điều tiết insulin, ruột non thiếu insulin. Cơ thể gầy rạc, suy nhược vì lá lách và bao tử chủ yếu xây dựng cho phần thịt của cơ thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm, nếu không đẩy tà khí ra thì nó lấn tiếp vào xương tuỷ theo nguyên lý THỔ khắc THUỶ.

        Giai đoạn 3 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có khả năng chuyên môn cứng hơn, phải xem mạch thật kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và dùng các loại thuốc nào cho phù hợp. Cũng như giai đoạn 2, lúc này bệnh nhân đã suy yếu nhiều, nếu lạm dụng xông khiến cơ thể họ mất nước mà không bù nước kịp (truyền dịch) thì càng nguy hiểm.

- Giai đoạn 4:

      Tà khí vào xương tuỷ tức là đã “nhập lý” nghĩa là vào sâu bên trong. Đây là giai đoạn sống chết kề nhau. Đông y có câu: “Hàn ngộ hàn tắt tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc vong” là ở giai đoạn này. Thầy thuốc non tay xem mạch nhầm thì chết  chắc, không xoay trở gì được, cho thở oxy được một vài tiếng là may, có khi thuốc vào khỏi miệng thì đã chết ngay rồi. Do là giai đoạn cưc kỳ nguy hiểm, nếu không đẩy tà khí ra thì nó sẽ lấn tiếp vào tim và ruột non theo nguyên lý THUỶ khắc HOẢ.

       Ở giai đoạn 4 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có chuyên môn sâu, phải có kinh nghiệm nữa, phải xem mạch thật kỹ để định ra một “thế trận tổng hợp”: xông lửa hay xông lá, uống thuốc hàn hay thuốc nhiệt, ăn cháo hay ăn nước cháo (dân gian gọi là hồ), tác động vào những huyệt vị nào (dùng kim hay dùng cách day ấn thông thường), trấn an, động  viên bệnh nhân và gia đình như thế nào v.v.. và v.v…

       Khi bệnh thuyên giảm dần thì phải buộc bệnh nhân ăn cháo loãng, rồi cháo đặc, rồi cơm nhão. Khi bệnh nhân thật khoẻ hẳn mới được ăm cơm và những thứ khác. Thầy thuốc mà không dặn kỹ, không theo dõi cách ăn uống của bệnh nhận khi bệnh thuyên giảm thì dẫu có THẦN Y cũng vẫn nhận được tin báo: “Người nhà tôi mất rồi!”. Bây giờ có pháp y, có giải phẩu thi thể mới thấy được nguyên nhân chết là do thủng bao tử.

- Giai đoạn 5:

     Tà khí vào tim và ruột non, lúc này nó uy hiếp tim, làm tim suy yếu dần hoặc truỵ tim. Ruột non bị vô hiệu hoá, cắt đứt nguồn dưỡng trấp cho cơ thể, dù có “đổ sâm” vào cũng không giải quyết được gì. Lúc này nếu được theo dõi ở bệnh viện thì điện tâm đồ sẽ không còn gợn sóng và máy phát ra âm thanh è…è…è….

        Trong thực tế, bệnh nhân ở giai đoạn 5 rất ít gặp vì mấy nguyên do:

- Khu vực nhiệt đới dễ mắc bệnh cảm nhưng kinh nghiệm dân gian từ ngàn đời chữa cảm cũng rất hiệu quả. Người bình dân Việt Nam thường dùng các cách chữa dân gian nên trường hợp tà khí lấn sâu không nhiều.

- Những trường hợp để tà khí lấn sâu khi đưa vào bệnh viện thì được chẩn đoán là bệnh năng, có nguy cơ tử vong và sau đó bị hôn mê, ngưng tim rất nhanh.

21 thg 7, 2021

ĐỜI NGƯỜI " CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO "

     


           “Chỉ là một nắm tro” không phải là một bài kinh

            trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế .

           Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó vào được.

           Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia

          sẻ với tất cả các bạn ,chư vị đồng tu “nắm tro” này.

 ***

         Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.
       Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hủ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn - Bà Rịa.
        Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong văng vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.
Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước. Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều : đời người chỉ là nắm tro.
        Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.
        Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp ? Vì nắm tro mà tạo nghiệp ! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốt quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.
          Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc ? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.
            Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.
      Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.
Cảm thọ có ba :

  • · Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.
  • · Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.
  • · Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.
        Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao ? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui, Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.
        Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.
        Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.
     Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng ?
Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm. Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.
       Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.
        Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.
         Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.
        Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được ?
Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau ? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra ? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.
         Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi. Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.
       Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.
      Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.
     Thế nên vị nào lỡ ghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì ? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao ? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.
           Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não. Tại sao ? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não ? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.
          Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.
        Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.
         Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.
       Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì ? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa !
       Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.
          Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ. Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.
Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.
          Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.

            Thích Nữ Hạnh Chiếu




17 thg 7, 2021

HÀM TIẾU

 

.. khi trà đi khỏi, sen vẫn cao khiết,

 như bậc chân tu để lại thân xác vậy !..

….

      Tôi ví việc làm Trà Sen phải như con đường của những bậc chân tu, phải có giáo lý cao minh, tinh khiết như đức Phật đã để lại chốn nhân gian, lại thêm những con người có cốt cách, có Phật duyên mới mong đạt được thành tựu.

         Cái đức của trà vốn đã sáng rõ quá rồi, thiết nghĩ không cần bàn thêm nữa, như một người sinh ra đã có Phật duyên vậy. Sen sinh ra từ bùn mà không mất đi sự thanh cao, tinh khiết, sắc hồng thấm đẫm cõi nhân gian, hương thơm thấu suốt tam giới. Phật pháp dung được mọi thứ trên cõi nhân gian này nhưng để chứng ngộ được thì cần lắm một cao nhân. Thế nên để trà và sen quện được vào nhau thì trà phải đủ duyên, và sen phải đủ đức. Nói như vậy nghĩa là với tôi việc lựa chọn trà và sen không thể qua loa được, không phải cứ có trà cứ có sen, đem góp vào với nhau thì ra được Trà Sen vậy.

        Các bậc tiền nhân cao khiết đã để lại cho chúng ta những thức trà tuyệt hảo ..

.. một là sen gạo, để chế tác, ta phải hái sen vào rồi tỉ mẩn lọc hết gạo sen ra, lấy hương thơm phát tiết từ gạo ấy mà dệt vào trà, làm đượm hương thì lên đến năm bảy lần ướp đi ướp lại, tốn đến hàng nghìn bông sen và mất cả chục ngày trời. Cầu kỳ là thế nhưng vẫn không khỏi có những nhược điểm, ta thấy trà thường kém vị, hương thơm thường nồng, bởi trà phải kinh qua ba thứ đáng sợ nhất đối với nó là nhiệt độ cao, ẩm độ cao và cường độ sáng mạnh, thế nên nó đã bị biến chất, cũng như con người, kinh qua khổ nạn không khỏi bị tha hóa nhân cách phần nào.

.. hai là sen xổi, làm bằng cách mang trà ra đầm vào lúc chập tối, cẩn trọng cho vào những bông sen đã được lựa chọn, để qua đêm, sáng hôm sau hái vào, lấy trà ra mà thưởng thức, đây là một pháp chế tuyệt vời, bởi hương thơm được dệt vào trà là phức hợp hương phát tiết từ ..gạo..đài..cánh.. khi sen vẫn còn sống và, trà giữ được cốt cách của mình, nhưng khổ nỗi làm xong phải dùng ngay mà đâu phải nơi nơi đều có sen bách diệp để làm, thế nên cái thứ trà vi diệu ấy không đến được với đông đảo trà nhân .. tôi cho là đáng tiếc lắm !

          Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thiết bị lạnh, giúp đông cứng mọi thứ ở âm độ giúp mọi thứ gần như không bị biến chất, thế nên, nhiều người đã ứng dụng mà ra được trà .. ướp xổi đông lạnh .. Hãy hình dung khi trà đó mang ra khỏi thiết bị, tiếp xúc với môi trường bên ngoài và bắt đầu rã đông, hơi nước ngoài môi trường ngưng tụ trên bông sen làm cho ướt nhép, nước bên trong cánh sen bị đông đặc thành đá khi ở trong thiết bị lạnh, nhưng khi rã đông cấu trúc thực vật của cánh hoa sen không còn nguyên vẹn nữa, cánh sen bị tách nước, nước này phát tiết ra ngoài hòa lẫn vào nước do đọng sương trên cánh sen rồi phủ lên cánh trà mang theo mùi ủng của tế bào chết thấm vào trà, vậy đã làm cho cả trà và sen mất đi sự thanh khiết của cái tươi mới .. là điều mà ta mong chờ ở thức trà này ! .. Hơn nữa, chúng ta hình dung, trên bàn trà, khi dỡ một bông sen ra thì ngổn ngang nào..lạt..nào..túi..nào..lá.. và hơn hết là ..sự..nhầu..nhĩ..nhợt..nhạt của từng cánh hoa Sen gợi nên hình ảnh chết chóc. Trong khi lẽ ra bàn trà phải là nơi gọn gàng, sạch sẽ, là nơi để thưởng giám nghệ thuật, là nơi mà mọi thứ có mặt phải gợi ra một hình ảnh cao khiết, thanh nhã chứ không phải là sự chết chóc như bông sen kia .. thật khiếm nhã lắm !

       Phương pháp các cụ đã để lại là .. ướp xổi .. với mục đích đẹp đẽ .. khi trà đi khỏi, sen vẫn cao khiết, như bậc chân tu để lại thân xác vậy .. Trà phải là trà, phải giữ được cái đức vốn có, và được thăng hoa cùng hương thơm cao khiết của sen !

Tôi tư duy như vậy để làm như sau ..


                                        một bông Hàm Tiếu trên bàn trà


                              trà đã được pha để thưởng thức bông Hàm Tiếu

vẫn tươi mới và sẽ nở sau đó mấy tiếng nữa


                  những bông Hàm Tiếu sẽ được giao tới trà khách muốn cắm bình

 trong ảnh là bông Hàm Tiếu sau khi lấy trà rồi cắm lại

bình cùng những bông Hàm Tiếu còn ngậm trà tại Thưởng Trà quán ..)


Những bông Hàm Tiếu sẽ giao cho khách hàng muốn giữ lại

để dùng trong vài tuần.. để đảm bảo hoa vẫn tươi mới ..

Mùa hoa nở giữa nhân gian !

     Sau 6 năm ở cạnh, ăn ngủ, làm bạn và đồng hành cùng Trà, tới hôm nay, là lần đầu tiên mình tự tổ chức làm mấy chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng nghiêm túc với Trà. Mở đầu cho mùa năm nay, mình quên đi những quyến luyến với vụ trà xuân bị vuột mất do thời tiết thất thường thiếu đi cơn mưa lớn khiến trà đáng lẽ phải thơm, ngậy hơn năm ngoái .. do trà mất mùa dài từ đông năm ngoái tới xuân năm nay .. mà như chồng bảo, là trời chẳng cho ai cái gì tất cả. mình làm trà dệt hương.

       Bắt đầu với Nhài, mình gạ chồng dùng ô long để làm Nhài. Những mẻ trà đầu tiên, chồng tự tay làm, mình lo mấy việc khác như nhặt hoa, ra trà, đem trà đón nắng đầu hè để hong khô, rồi lọc vụn, báo cho mọi người biết có nên thêm hương không sau khi kiểm thử. Toàn mấy việc chẳng đáng là bao, nhưng mình thực sự thấy mình nên tinh vi lên một chút, kiểu, đấy không có em thì anh làm làm sao được :))). Và tất nhiên, mỗi khi nghe mình nói, anh hay bĩu môi, dùng cái giọng đanh đá không thể hơn được mà bảo, vâng, không có cô thì tôi chết. Mấy đứa trên quán nghe được thì cười không khép được mỏ. Nhưng ngoài ra, mình thấy, chúng nó nhìn mình “ngưỡng mộ” lắm vì người khó tính như chồng mình mà mình còn trả treo được cơ mà!

       Bây giờ, mùa hạ, sen nở nốt

Còn giờ, mình làm Sen xổi. Các thao tác thì vẫn giản đơn như những năm ngoái khi bập bõm thực hành. Còn năm nay mình tự đi đầm sen, tự đi hái sen và tự đi chọn Sen. Thú thực, hai ba hôm đầu, chồng dạy chọn sen hàm tiếu, mình nhìn như mù, thấy bông nào cũng giống bông nào, chỉ thấy khác biệt giữa bông nở và bông chưa nở, bông nụ nhỏ và bông nở to bằng mặt. Đi lên đầm tầm chục lần, mình dần nhận ra được bông hoa nào to, bông hoa nào bé. Bông nào là nụ hàm tiếu, bông nào nở .. sáo .., bông nào         

         .. thôi không lấy .. Mình biết cách cảm nhận thời tiết, trời đang nắng, nóng, khô, về đến nhà làm sao hoa sống nổi. Trời vừa mưa bão, hóa ra hoa bé lại, hương thu lại vào hết bên trong, vẫn là .. không lấy được .. Mình biết thêm cách dưỡng hoa, ngâm ngập nước khi mới cắt từ đầu về nhà, dốc ngược hoa sen rồi xối thẳng nước, cho đến khi phần cành sát bông cứng lại, mọng nước, hoa không bị gục đầu là ổn.

         Rồi tới lúc bóc tách từng cánh hoa.

        Mình chọn chú tâm vào nó. Vào việc mình đang làm, như lời chồng nói, lời cô giáo dạy thiền dạy. Dùng lòng ngón tay, luồn vào giữa hai lớp cánh hoa, thấy cánh sen mềm, mỏng, nhẹ, càng vào sâu trong những lớp cánh gần đài nhụy, thấy phấn hoa trên cánh, mịn như nhung. Bông nào thiếu nước, sờ cánh hoa là thấy ngay, lớp phấn không mướt trên tay, cánh mỏng lại và rũ xuống, rất dễ gãy dập mỗi khi gấp cánh. Rồi khi gấp, phải cư xử nhẹ nhàng với hoa như với một nàng thiếu nữ nhạy cảm, mỏng tựa sương mai và thập phần xinh đẹp, cánh gấp từ trên xuống, lựa theo nếp cánh hoa xuống tới cuống, không được quá tay bởi chỉ cần có một nếp gấp bị dập là cả lớp cánh đấy xem như bỏ vì hoa đã tổn thương, chẳng chịu nở nữa.

           Đến trà. Xúc một vài muỗng trà, gạn nhẹ cho trà dàn đều trên muỗng rồi đổ vào phần đài sen vàng óng được bao bọc bằng một lớp cánh hoa nhỏ, tránh để trà nhiều hơn diện tích đã có. Lại dùng ba ngón tay giữa vuốt nhẹ các lớp cánh hoa đã gập lên để hoa trở về hình dáng cũ. Chuẩn bị vài ba tờ giấy ăn loại xốp, dai, mềm. Lấy bình phun sương xịt đẫm cho hoa, quấn quanh hoa hai ba lượt để giữ ẩm cũng như hoa vẫn có thể “thở”, tránh làm hoa bị bí mà hỏng trà bên trong.

          Thế vẫn chưa xong, hoa sen trà vẫn cần nở. Tất nhiên, đôi khi hoa không nở, do thời tiết, do cách cắm và nhiều thứ khác. Nhưng chẳng sao .. trong đầm gì đẹp bằng sen .. cơ mà. Đoạn quan trọng không kém là phần cắt gốc rồi cắm vào bình. Cắm hoa vào một chiếc xô lớn, tính từ dưới cuống lên 15 phân, cắt chéo bằng dao sắc thay vì bằng kéo kẻo dập cuống hoa, cắt trong nước để tránh không khí vào bên trong cành hoa làm hoa khó nở.

         Cuối cùng, để Sen trà vào một chiếc bình thật đẹp. Bày biện như một bình hoa thông thường, chờ trong vòng 12 tiếng thì lại bóc lớp cánh ra lấy trà.

        Hành trình đến với chén trà của mình, qua 6 năm, có lúc chán nản, có lúc yêu thương, có lúc biết ơn hạt giống đang nảy mầm xanh bé tí teo trong lòng, có lúc lại thấy an tĩnh diệu kỳ .. đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng nào thấy đâu sầu vương .. Cách đây một tháng, khi trả lời bảng câu hỏi của cô giáo daỵ thiền, có một câu .. Nếu cho lựa chọn lại thì bạn có làm công việc khác không ? ..

        À, đời mình, gắn với trà,

       bởi   một chiều ái ân ..,từ đây !

Hướng dẫn làm trà sen xổi

         Có thể coi trà Sen là một đặc trưng của Việt Nam, việc làm một vài bông Sen để thưởng thức tại gia không quá khó, xong tôi vẫn quan sát thấy những lỗi be bé trong việc làm ấy, nay tôi viết bài này .. xin chỉ ra một vài những lỗi đó .. và hướng dẫn thêm nhằm giúp quý vị có thể tự làm cho mình những chén trà sen thưởng thức tại nhà khi mùa sen đương rộ.

Những lỗi nhỏ :



·        Cánh sen bị gẫy dập khi thực hiện việc lột cánh, việc này sẽ khiến cho

  bông sen bị khô héo mất tự nhiên khiến cho quá trình tỏa hương cũng bị ảnh hưởng.

 

 

·      Lượng trà được dùng quá nhiều, trà tràn ra khỏi không gian bên
trong lớp cánh bé tạo lối cho hương thoát ra ngoài. 


         











thậm chí trà còn tràn ra khỏi lớp cánh lớn, đây là điều tối kỵ.


       











        

        Lót ngăn cách trà và đài là việc không cần thiết,


                        nó ngăn cản trà hấp thụ hơi nước mang theo hương















                để nguyên cuống hoa bị gãy giập cắm vào bình khiến
                         cho việc trao đổi chất của sen bị ngăn trở.

Hướng dẫn     


      Cấu tạo của bông sen gồm bốn phần chính, được xếp từ trong ra ngoài ..đài..nhụy..cánh..bé..cánh..lớn. Giữa lớp cánh bé và đài..nhụy là không gian trống mà chúng ta sẽ dùng để đựng trà trong bông sen. Hương sen sẽ tỏa ra từ những hạt gạo sen của phần nhụy, đài và cánh hoa sẽ thoát hơi nước mang theo hương thơm của của mình, hơi nước cũng là chất dẫn nhập để hương thơm có thể thẩm thấu vào trà dễ dàng hơn.

  

           Sau khi ta lựa được những bông sen mang về nhà, việc đầu tiên ta nhẹ nhàng lột từng cánh lớn, cánh ngoài lột trước, trong lột sau, cứ lần lượt như vậy.


               Từng cánh lột ra được xếp ngay ngắn theo thứ tự và tránh gây nhầu nát.


·                                                                      Cho tới khi lớp cánh bé lộ ra

                      


                       ·        Ta nhẹ nhàng cho trà vào bên trong lớp cánh bé

                                

                       

                    ·        Lượng trà vừa đủ lấp đầy không gian trống trong bông sen.


·        Trà đã cho vào bên trong, nhìn độ mở

         của lớp cánh bé gần như không thay đổi



·        Trà đã cho vào, ta lại lần lượt vuốt lại các cánh lớn theo

trình tự trong trước, ngoài sau. Chú ý thao tác tay,

 luồn ngón tay xuống dưới phần gập cánh sen …


dựng cánh lên và đưa ngón cái vào, 
hai ngón trỏ và cái vuốt nhẹ lên từ hai mép. 


·        Hai nụ này, một đã ngậm trà, một chưa, nhưng nếu

      nhìn bằng mắt thường ta khó lòng nhận ra. Hãy làm như vậy !         


·        Ngâm cuống hoa vào trong nước, dùng dao .. rọc giấy

    sắc cắt vát cuống hoa, vết cắt phải thực hiện trong nước


·        Đây là vết cắt sau khi thực hiện xong


·        Ta mang bông sen đã cắt cuống cắm vào bình nước sạch,

Có thể là lọ hoa để trang trí trong nhà. Khi nào ta thấy Sen cánh, 

chuẩn bị nở là có thể lấy trà ra dùng.

Lưu ý

1.. nên chọn sen vào cuối giờ chiều và chọn loại thì hàm tiếu .. mới xốp cánh, ước chừng sáng hôm sau sẽ nở .. quý làm để chơi dùng trong nhà nên cũng không cần quá khắt khe trong việc chọn sen, xong nếu lấy cuối chiều thì sen có một đêm dưỡng qua đêm để sáng hôm sau ta có thể thưởng thức lúc bình minh .. như vậy thật tuyệt !

2.. việc lấy trà ra khỏi Sen cũng nên cẩn trọng như việc cho trà vào Sen để không hỏng mất một bông hoa, sau khi lấy trà xong ta có thể cắm lại bông sen vào bình để trang trí, nếu công việc trên làm tốt thì bông Sen vẫn nở như bình thường.

Pháp tu khổ hạnh


Trà được dùng là Bạch Hạc vì nó có được cốt cách tôi muốn,

 thâm trầm, gần gũi, mộc mạc và nhân hậu…

Những bông sen .. hàm tiếu .. được lựa chọn kỹ lưỡng để

ngậm trà bên trong, nó sẽ truốt hết tâm can, nhuộm hương

đẫm cánh trà, rồi góp mình vào hồn dân tộc …




  Hai tuần .. tu thân .. với pháp tu khổ hạnh để được như thế này, bên trong
 là những cánh trà mà chúng ta mong đợi, như xá lợi của các vị chân tu .


      

                     Trà được lấy ra, còn lại thân xác khô héo, gầy gò xong không

                       mất đi .. cốt cách của bậc chân tu sạch sẽ và tinh khiết …

                                                 

        Những cánh trà ta mong đợi đây, những gì tinh túy nhất của một

         bông Sen hàm tiếu đã thấm đẫm cánh trà này, như một thiền 

       sư, sau khi viên tịch đã không quên để lại thế gian những xá lợi.

                                               

                                            
để rồi, từ nước thứ nhất …


… cho đến nước thứ năm, 

đức hạnh không thay đổi !

… những gì ở trên mới là bắt đầu !


                              BẮC ĐỖ

                        


 












·  












       

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..