30 thg 11, 2016

CON BU

Truyện ngắn hay

Lúc qua ở bên Tây, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ ở tỉnh xa. Mẹ nuôi chó. Thấy mẹ cưng quy chó, tôi cũng phải nể nang nó ra mặt. Tôi mạnh dạn đưa tay vuốt ve đầu nó nói vài ba câu xã giao cho ra vẻ có tình (để làm vui lòng mẹ). Nhưng tôi nói tiếng Việt nó chẳng hiểu gì cứ sủa gâu gâu. Mẹ bảo phải nói tiếng Tây. Tôi chột dạ, lỡ nói không đúng văn phạm, chắc nó chẳng hiểu. 

Trong phòng khách, con chó được ngồi một vị trí ưu tiên nhất, đó là chiếc ghế bọc nệm gần mẹ tôi. Trong phòng ăn, nó cũng chiếm một vị trí gần bà chủ nhà. Thức ăn của nó được nấu riêng, không phải là thứ dư thừa. Mẹ tôi gọi nó là Bu (viết theo chữ Pháp là Bou). Cái tên dễ gọi không lôi thôi như Jean Louis David, hay Jonathan. 

Tối ngủ, mẹ nói Bu qua ngủ với mẹ, còn phòng nó để dành cho tôi. Đó một căn phòng có giường rộng dành cho khách, nhưng không có khách thì Bu chiếm ngự. Căn phòng có mùi đặc biệt, dù thay áo gối ra giường khác sạch sẽ tươm tất, tôi vẫn ngửi được cái mùi kỳ lạ từ khi bước vào phòng. Đó chính là mùi của con Bu, nó khác với mùi của con người. Suốt cả một đêm tôi không thể nhắm mắt ngủ vì cái mùi này. 

Cuộc đời mẹ, từ những ngày ấu thơ, lớn lên lấy chồng cho đến nay, trải biết bao thăng trầm. Tôi ít dịp được ở gần mẹ, sau năm mười ba tuổi, mẹ đã đi buôn bán xa rồi. Tôi vào học nội trú trường bà sơ, kỷ luật nghiêm nhặt. Cuộc chiến tranh Việt Pháp đã làm rách nát mọi gia đình, trong đó có tôi. Cha tôi đi kháng chiến chống Pháp, mẹ ở nhà buôn bán tần tảo với người Pháp (đôi khi lo tiếp tế cho cha tôi ở mật khu). Nhờ có học tiếng Pháp, mẹ làm ăn phát đạt. Mấy tấm hình của mẹ chụp ngày xưa, thấy mẹ rất đẹp. Có lẽ nhờ ở những ưu điểm ấy mà mẹ tôi sớm chịu những oan trái cuộc đời. Tôi luôn ám ảnh, cho rằng một con người có ưu điểm, hay có may mắn hơn người khác thì phải bị thua thiệt ở mặt nào đó. Tôi nhớ có lần gặp một bác lớn tuổi cho biết rằng mẹ cháu xưa kia đẹp lắm. Tôi thật xúc động, chỉ muốn ôm bác nói vạn lời cám ơn. Tôi là một đứa con như muôn vạn đứa con khác, luôn mong muốn nghĩ rằng mẹ của mình là người đàn bà hơn người. Mẹ đẹp hơn người, giỏi hơn người, thông minh hơn người, nhưng, mẹ khổ hơn người. Nghĩ vô lý thật. 

Mỗi khi có tôi bên cạnh, mẹ kể chuyện đời xưa, những chuyện buồn khổ ám ảnh mẹ không nguôi. Tôi an ủi, mẹ ơi đừng nhắc những chuyện buồn nữa, sao mẹ không nhớ những chuyện vui. Mẹ lắc đầu, mẹ chẳng biết cái chi vui mà kể. Thuở nhỏ năm lên mười tôi thuộc thơ TTKH, vì mẹ hay ngâm nga. Mẹ cũng ngâm lại bài thơ của cha tôi làm tặng mẹ khi hai người mới thương nhau, ngâm xong mẹ nói, thương vậy mà cũng bỏ đi. 

Đang lan man nghĩ ngợi, nửa đêm, con Bu bỗng chạy qua phòng tôi, có lẽ muốn chiếm lại giường ngủ. Nó nhảy phóc lên giường. Tôi khiếp vía ngồi ngay dậy bật đèn sáng. Nó nhả vào cạnh tôi một khúc xương ống trắng hếu, lại gầm gừ nhìn tôi. Con này thật quá quắt, nó muốn đuổi mình đây.

Sáng mai tôi đáp xe lửa về Paris sớm, vì giận con Bu quá. Mẹ tôi hỏi sao không ở lại thêm. Tôi buột miệng: ngủ với chó hôi quá chịu không được. Câu trả lời rất đúng sự thật, nhưng làm mẹ phẫn nộ. Mẹ giận dữ nói tao nhờ nó mà sống được đến ngày hôm nay, con cái có đứa nào chịu ở với tao, mi chê nó hôi tức chê tao hôi. Tôi ân hận đã lỡ lời. Tôi chào mẹ ra về, con Bu thấy thế, vì cũng không mấy ưa tôi, cứ đứng ở cửa sủa gắt lên. Đáng lẽ ra tôi phải vung tay nói muôn ngàn lời cảm tạ với Bu, rằng em đã thay mặt chị ở với mẹ, yêu thương mẹ, em đã giúp thêm nghị lực cho mẹ sống với đời này, chị biết em là con người hóa kiếp chó, em nhiều tình cảm đối với mẹ, mẹ bảo gì em cũng vâng lời, không hề tỏ ý kiến trái lời mẹ, em là đứa con ngoan ngoãn nên được mẹ thương yêu nhất nhà. Tôi thầm thì nói với Bu khi ngồi trên chuyến xe lửa tốc hành trở về. Ừ! Ừ nhỉ, tôi sẽ viết cho nó bức thư dài tạ lỗi. Nhưng về đến nhà, công việc dồn dập trước mắt, tôi lăn vào cuộc sống mệt mỏi và quên bức thư tha thiết dự tính viết cho Bu. 

Mẹ tôi giam giữ quá nhiều cay đắng trong lòng, chỉ cần một vết nứt nhỏ, niềm đau nỗi khổ ấy chợt vỡ ra, tuôn ào ạt. Mẹ viết cho tôi một bức thư dài nói về con chó của mẹ. Mẹ ca tụng nó như một đứa con nuôi hiếu thảo nhiều tình cảm, và kết luận nó là con chó nhưng tốt hơn con người. Những chuyến về thăm Việt Nam, mẹ đem Bu đi theo, mua cho nó một chỗ ngồi trên máy may. Mẹ không thể sống xa Bu. Bu là điểm tựa tinh thần, là sự an ủi, là sự ve vuốt cho nỗi cô liêu hoang vắng đời mẹ. Mẹ quyết định về sống lại ở Việt Nam, vì theo mẹ, xứ Tây này ích kỷ quá, sống không nổi. 

Năm vừa qua, vào nửa đêm, tôi bị đánh thức dậy vì cú điện thoại gọi từ Sàigòn cho biết mẹ đã chết rồi. 

Khi người mẹ của mình chết đi, mình như thế nào nhỉ? Muôn ngàn mũi kim châm chích vào thịt da mình, muôn ngàn tấn ân hận đè lên trái tim mình. Vé máy bay mua không kịp, tôi về trễ, không kịp giã từ mẹ, không kịp đưa mẹ vào lò thiêu xác. Không kịp gì cả. Nếu tôi suy nghĩ kịp, nếu tôi hành động kịp, cuộc đời tôi bớt tiếc nuối nhiều chuyện. 

Hôm tẩm liệm mẹ ở Sàigòn, dì tôi nói con Bu chạy vô chạy ra tru lên thảm thiết, người ta phải cột cho nó vành khăn trắng trên đầu. Nhìn tấm ảnh mẹ để trên quan tài bên cạnh vòng hoa phong lan màu tím, mẹ cười tươi dịu dàng. Mẹ đẹp quá. Mẹ vui lòng được chết trên quê hương mình sau nửa đời xa cách. 

Dì tôi nói chị mất thế mà yên. Sống khổ, nên chết là yên, là hạnh phúc. Chỉ có chết, mẹ mới được bình an. Tôi ôm bình tro mẹ trong tay nước mắt chảy dài, tự hỏi tại sao lúc mẹ còn sống, tôi không hề một lần nào ôm mẹ trong tay. Tôi xa cách mẹ và mẹ xa cách tôi. Mới đó mẹ chết rồi. Tôi ngơ ngẩn lảm nhảm. Đất vẫn quay, trời vẫn có ngày có đêm, xe vẫn bóp còi inh ỏi trên đường phố Sàigòn, chỉ có mẹ là chết. 

Tôi không bao giờ gặp mẹ trên cuộc đời này nữa. 

Hôm tôi về đến nhà Sàigòn, con Bu chạy ra nhìn tôi, đôi mắt đen láy chăm chú nhận diện quen biết, vẫy đuôi mừng rỡ. Cả nhà ngạc nhiên, tôi cũng ngạc nhiên, sao nó còn nhớ tới mình. Bu nhớ chứ, nó nhớ tôi là con của mẹ, người đã sống cùng với nó như hình với bóng. Mẹ tôi bỏ nó ra đi mãi mãi không về. Mấy ngày sau khi mẹ mất, nó bỏ ăn nằm ủ rũ trong góc nhà. Khi tôi về, bỗng dưng nó quấn quít bên cạnh tôi. Tôi ngồi đâu, Bu cũng lẩn quẩn theo ngồi bên cạnh. Ai bảo gì cũng mặc, chỉ có tôi bảo nó mới nghe lời. Các dì bảo con chó khôn thật, vì tôi giống mẹ. Máu huyết tôi là máu huyết mẹ, Bu hiểu điều ấy hơn ai hết, và trong thâm tâm nó, hy vọng rằng tôi sẽ nuôi nấng nó thay mẹ tôi (có thể nó quên chuyện đã từng dọa nạt tôi trong đêm khuya). 

Buổi tối, không ngủ được, vào nửa đêm, tôi bật đèn ngồi dậy. Bu nằm dưới chân giường đưa đôi mắt đen buồn thảm nhìn tôi. Đôi mắt nó ướt như vừa mới khóc. Tôi không ngủ, nó cũng không, cả hai chúng tôi đều nhớ mẹ. Tôi đưa tay vuốt đầu Bu, nó dụi đầu vào tay ư ử ra chiều cảm động. Bu thè lưỡi liếm vào chân tôi, cử chỉ Bu thường làm với mẹ, chiếc lưỡi mềm mại của Bu thật trìu mến. Tôi thương mẹ quá, tôi thấu hiểu tại sao Bu chiếm được tình thương của mẹ. Có khi nào tôi ôm chân mẹ như thế chưa. Bu đã hôn lấy bàn chân gầy ốm tật nguyền của mẹ mỗi ngày, mỗi đêm khi mẹ mất ngủ. Tôi đau đớn ân hận. 

Tôi bảo nó lên giường nằm bên cạnh. Mẹ nói đúng, Bu xứng đáng hơn tôi. Có lẽ mẹ tôi ở nơi nào đấy, đang mỉm cười với con gái, biết tôi thương yêu Bu như mẹ đã thương yêu nó. Điều này chắc chắn mẹ vui lòng lắm. 

Khi đến tòa lãnh sự Pháp để lo giấy tờ khai tử cho mẹ, tôi bị làm khó dễ ở cổng gác với nhân viên Việt Nam, lý do hôm nay đông khách, để lần khác. Tôi xin trực tiếp nói chuyện với nhân viên sứ quán người Pháp, chẳng đặng đừng, họ cho tôi vào. Trong văn phòng dịch vụ, không thấy có bóng khách nào ngồi chờ. Anh Tây trẻ ra bắt tay chào mời ngồi đàng hoàng. Chị đầm lo giấy tờ, nhanh chóng đưa giấy xin ký tên vào tờ khai. Chị đầm nói, mấy bà lớn tuổi về đây ở đều bị chết sớm, không khí ở đây rất độc vì dơ bẩn. Trong cử chỉ nói năng của tây đầm ở tòa lãnh sự, họ xem tôi là người đồng hương. Tôi cũng nhận thấy có điều thân ái giữa họ và tôi, điều này tôi khó tìm ra được ngay, khi tiếp xúc với đồng bào trên cố hương mình. Một cảm giác nhói đau trong trái tim, tôi tự hỏi nơi nào là quê hương thực của mình, Pháp hay Việt Nam? Tôi nhìn xung quanh tòa nhà lãnh sự, không khí thoáng mát hơn ngày ấy, ngày mà gia đình tôi lo lắng khép nép, e dè hồi hộp vào làm giấy tờ xin đi ra khỏi xứ sở này. Ngày ấy, tôi người Việt Nam. Hôm nay, tôi vào đây với thái độ ung dung của một công dân Pháp, được đối xử lịch sự thân tình. Tôi là người gì, Pháp hay Việt? Lúc ở Tây, tôi sống giữa những kẻ khác chủng tộc. Về Việt Nam, tôi thấy mình không hẳn là người Việt. Đó là sự mâu thuẫn rắc rối khá đau lòng.

Tôi sắp sửa trở về Pháp, thấy tôi lăng xăng dọn dẹp áo quần, hình ảnh mẹ vào vali, Bu như cảm thấy một điều gì đó, nó quấn vào chân tôi không rời. Tôi ở nhà bếp nó chạy xuống bếp, tôi lên nhà trên nó chạy lên theo sau bám sát, thỉnh thoảng Bu ngẩng đầu nhìn tôi thắc mắc. Đôi mắt Bu lạ lùng, đôi mắt đen tuyền long lanh và thắm đẫm dịu dàng, đẹp hơn cả mắt người. Mẹ ơi, bây giờ con mới hiểu tại sao mẹ yêu quý Bu đến thế. Tôi lặng người nhìn đôi mắt tha thiết. Ngày mai tôi đi, không thể đem nó theo cùng, tôi không thể cưu mang nó như mẹ tôi. Phải để Bu lại đây thôi. Càng đến giờ ra đi, tôi càng lưu luyến nó, thứ tình cảm ủy mị này tôi chưa hề trải qua với người, nhưng với con động vật này, tôi biết mình cũng yếu đuối quá. Tôi tránh những cử chỉ vuốt ve, sợ làm nặng thêm cho nó, cho tôi, nỗi chia lìa. Bu là tình thương của mẹ, tôi thương nó chính là thương mẹ. Điều này tôi mới vừa nhận biết, tôi trả hiếu mẹ tôi quá muộn màng. Không kịp. 

Tôi và dì đang bàn tính chuyện nuôi nấng Bu. Dì tôi năm nay cũng già yếu, trí óc lẩn thẩn quên trước quên sau. Dì nói con Bu quen ăn sướng rồi, ở với dì ăn cực không biết nó có chịu được không. Mẹ sáng nào cũng cho nó bánh mì quết bơ, bơ nhiều ăn, bơ ít chê, nó thích ăn thịt bò chứ không ăn thịt heo, phải đi mua xương phở cho nó nhai. Tôi nói tập cho quen có gì ăn nấy, mẹ mất rồi, phải biết thân biết phận chứ. Tuy nói vậy, tôi không tránh khỏi xót xa. 

Buổi sáng lên phi trường, để tránh sự đau lòng của Bu, tôi nhờ người nhà đem hành lý ra xe trước, trong lúc Bu ăn điểm tâm sau bếp, tôi lẹ làng lén ra xe. Khi xe rồ máy, tôi nghe thấy tiếng sủa inh ỏi trong nhà, tiếng sủa tru lên gào thét. Xé lòng. 

Xe ngang qua ngôi nhà thờ có tro tàn của mẹ, nước mắt tôi chảy dài. Có một sinh linh bị hai lần tuyệt vọng, con Bu, một lần mẹ bỏ nó, một lần nữa tôi bỏ nó. Mẹ ra đi không bao giờ trở lại, còn tôi biết bao giờ trở lại xứ sở này, và lúc bấy giờ Bu còn sống chăng. 

Mẹ tôi, một người đàn bà cưu mang tất cả sự khốn cùng rách nát của chiến tranh, cưu mang gánh nặng nỗi nhục nhằn của một kiếp người. Nỗi cô đơn lạnh lẽo xứ người làm mẹ xác xơ, co quắp trước một thói đời ích kỷ, mẹ mất hết hy vọng. Mẹ hoang phế trong đời sống này. Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó./.

HOẠ PHÚC TƯƠNG SINH

Họa và phúc tương sinh với nhau và sự chuyển hóa này khó mà lường trước được. Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa – Phúc luân chuyển và tương sinh. Dưới đây là một vài câu chuyện nói về điều này.  
Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao.
Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế.
Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu. Đạo Phật dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.
Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này thực ra không chỉ có một mình ông. Trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy chỉ cần biết hài lòng là có thể vui vẻ.
Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì đã được đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế?
Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa – Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó. Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được Phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến; khi gặp điều Họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên cần giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
Như trường hợp của một anh bạn trước đây không lâu: công việc kinh doanh của anh đang đà tuột dốc, biết là vậy nhưng anh cứ loay hoay không biết phải làm sao. Thời cuộc thay đổi kéo theo nhu cầu thị trường cũng đổi thay. Tiếp tục làm thì thua lổ, chấm dứt để đổi sang cái mới thì lại tiếc công sức đã bỏ ra, lại cũng lo khi chuyển việc mới thì cần có vốn, phải xây dựng lại thị trường từ đầu liệu có hơn được không?
Giữa lúc phân vân như vậy thì biến cố ập đến, cơ sở của anh bị thưa kiện vì tiếng ồn, hạn phải đóng cửa hoặc di dời trong vòng 30 ngày.
Lúc đó quả thật thấy anh chỉ muốn điên, sau vài ngày đắn đo suy nghĩ anh đã đi đến quyết định đóng cửa ; Anh gọi cho các khách hàng, bạn bè trong giới tuyên bố thanh lý toàn bộ cơ sở, vừa bán vừa cho để giải quyết tất cả công nợ. Chỉ trong vòng 2 tuần anh đã trở về con số O.
Liên tiếp bao đêm sau đó anh không ngủ được, đầu óc suy nghĩ miên man chỉ một câu thôi: “Làm cái gì để sống?”. Mọi người cũng sốt ruột thay cho anh, mỗi người đưa ra một lời khuyên, cuối cùng “cái khó ló cái khôn” anh đã quyết chọn một hướng đi mới và sau một thời gian nỗ lực thành công đã đến vượt quá cả mong ước.
        Vậy cái biến cố lúc đó là phúc hay hoạ? Nếu không có nó liệu anh ta có dứt khoát từ bỏ cái sự nghiệp đang lụi tàn để làm lại từ đầu hay không?
Phải mất một thời gian sau ta mới nhận ra là họa hay phúc.
Duy trì sự cân bằng và tinh thần lạc quan giữa cuộc sống hiện đại nhiều cạnh tranh và áp lực
Chắc chắn những câu chuyện họa và phúc còn diễn ra nhiều lần trong cuộc đời mỗi người, bạn sẽ có được nhiều điều giá trị trong cuộc sống, đôi khi không chỉ về mặt vật chất. Luôn duy trì sự cân bằng và tinh thần lạc quan giữa cuộc sống hiện đại, nhiều cạnh tranh và áp lực bạn sẽ giữ được tâm bình, sự thản nhiên và sáng suốt trước những xoay vần trong cuộc đời.

21 thg 11, 2016

CHIẾC VÍ BỊ ĐÁNH RƠI - CHUYỆN TÌNH TRÊN CẢ TUYỆT VỜI

  Chuyện tình thật cảm động do Huỳnh Huệ dịch
  Tình yêu như của cặp đôi dưới đây có đẹp không? , thưa các Bạn. Có lẽ nhiều bạn sẽ đồng ý với người dịch là tình yêu chân thật không có tuổi – trên cả tuyệt vời-  và tự hỏi bao nhiêu người sẽ bỏ công như chàng trai nhặt được chiếc ví tình yêu trong câu chuyện.

http://o.aolcdn.com/dims-shared/dims3/GLOB/crop/3427x1815+0+2665/resize/604x327!/format/jpg/quality/85/http://o.aolcdn.com/hss/storage/adam/18312f51b76afe9abbd59e049afcc204/92631243.jpg
        
Một ngày đông lạnh giá, trên đường  đi bộ về nhà tôi nhìn thấy một chiếc ví bị đánh rơi. Tôi nhặt lên và nhìn vào trong ví xem thử có thông tin gì để gọi cho chủ nhân của nó. Trong ví chỉ có 3 đô la và một phong thư nhàu nát như thể đã nằm trong ví nhiều năm rồi.
Chiếc phong bì cũ nát và hoen ố đến độ chỉ có thể đọc được địa chỉ người gửi. Tôi bắt đầu mở lá thư với hy vọng tìm được chút manh mối. Lá thư đề năm 1924, được viết gần 60 năm về trước.
Image result for The lost wallet, a great love story 
         Lá thư được viết bằng nét chữ đẹp mềm mại của phụ nữ trên phong bì màu xanh da trời nhạt có in bông hoa nhỏ ở đầu góc trái. Đó  là một lá thư chia tay gửi Michael với nội dung  cô gái sẽ không thể gặp gỡ chàng trai được nữa vì bị mẹ cấm đoán. Nhưng cho dù như vậy, cô nói rằng sẽ yêu chàng trọn đời.
Lá thư ký tên Hannah.
Đó là một lá thư  đầy cảm xúc, nhưng chẳng có cách nào tìm ra chủ nhân – người nhận lá thư ngoài cái tên Michael. Có lẽ nếu tôi gọi cho bộ phận giải đáp thông tin, biết đâu chừng nhân viên trực tổng đài điện thoại có thể tìm ra số điện thoại có đăng ký địa chỉ trên phong thư nằm trong chiếc ví này.
“ Chào cô, “ , tôi bắt đầu, “ tôi có việc đặc biệt này muốn nhờ cô.  Tôi đang cố gắng tìm chủ nhân của cái ví tôi lượm được. Có cách nào cô giúp tìm số điện thoại cho địa chỉ viết trên cái bì thư  ở trong ví không?
Cô nhân viên bảo tôi trao đổi với người phụ trách, người này ngần ngừ một lát rồi nói: “ Vâng, có một số điện thoại đăng ký với địa chỉ đó, nhưng tôi không thể cung cấp số điện thoại cho anh. Với vẻ lịch sự, bà ấy nói thêm rằng bà sẽ gọi đến số đó, giải thích về chiếc ví lượm được và hỏi xem họ có muốn liên lạc với tôi không.
Tôi đợi vài phút thì nghe tiếng cô ấy : “ Có người sẽ nói chuyện với anh đây.”
Tôi hỏi người phụ nữ bên kia đường dây xem bà có biết ai tên Hannah . Bà có vẻ kinh ngạc: “ Ồ! Chúng tôi mua ngôi nhà này từ một gia đình có  người con gái tên Hannah. Nhưng đó là  chuyện 30 năm về trước!”
“Vậy bà có biết bây giờ gia đình đó sống ở đâu không?”  Tôi hỏi
“ Tôi nhớ là Hannah phải đưa mẹ vào một nhà dưỡng lão cách đây vài năm, “ Bà nói tiếp: “ Có lẽ nếu cậu liên hệ với họ, họ sẽ giúp tìm được con gái của họ”
Tôi cảm ơn họ và gọi tiếp. Người phụ nữ trả lời điện thoại cho biết rằng chính Hannah cũng đang sống trong một nhà dưỡng lão.
Toàn bộ chuyện này thật ngớ ngẩn, tôi thầm nghĩ. Vì cớ gì tôi lại dính vào một chuyện phiền toái đi tim chủ nhân của chiêc ví  bên trong chỉ có 3 đô la và một lá thư viết gần 60 năm trước?
Tuy nhiên, tôi vẫn gọi đến nhà dưỡng lão nơi mà họ nói là Hannah đang sống. Người đàn ông nhận điện thoại cho tôi biết Hannah đang sống tại đó.
Mặc dù lúc đó đã 10 giờ đêm. Tôi hỏi xem có thể đến đó thăm bà ấy không. “ Vâng, “ ông ta nói với vẻ hơi ngần ngại, “ nếu  anh muốn, giờ này có thể bà ấy đang ở trong phòng ban ngày xem TV .
Tôi cảm ơn và lái xe đến nhà dưỡng lão. Người bảo vệ và cô y tá chào tôi ở cửa. Chúng tôi lên tầng 3 của tòa nhà lớn này. Trong căn phòng sinh hoạt ban ngày, cô y tá giới thiệu tôi với Hannah.
Đó là một bà lão tóc bạc trắng, đáng yêu với nụ cười ấm áp và đôi mắt còn tinh anh. Tôi kể cho bà về chiếc ví nhặt được và đưa cho bà lá thư. Giây phút vừa nhìn thấy phong thư màu xanh da trời nhạt có bông hoa trên goc trái, bà thở một hơi dài và nói, : “ Này cậu, lá thư này là liên lạc cuối cùng của ta với Michael.”
Bà nhìn ra ngoài xa vắng, chìm trong suy nghĩ một lát rồi nói nhỏ, “ Ta đã yêu ông ấy biết bao. Nhưng lúc đó ta mới 16 tuổi và mẹ bảo ta còn nhỏ quá. Ồ, chàng thật đẹp trai, giống tài tử Sean Connery.
“ Phải rồi, “ , bà tiếp tục, “Michael Goldstein là người tuyệt vời. Nếu cậu tim được ông ấy, xin nói rằng ta thường nhớ đến ông. Và , “ bà ngập ngừng cắn môi, “ nói với ông ấy rằng ta vẫn yêu ông. Cậu biết không, “ bà nở nụ cười qua hàng lệ tuôn tràn trên đôi mắt, “ Ta không lập gia đình. Ta nghĩ chẳng ai có thể xứng đáng như Michael…”
Tôi cảm ơn và từ biệt Hannah. Tôi đi thang máy xuống tầng dưới cùng và khi ra cửa, người bảo vệ hỏi, “ Bà lão co giúp gì được cho cậu không?”
Tôi nói rằng bà cụ đã cho tôi một chút thông tin. “ Ít nhất tôi đã có cả họ tên. Nhưng tôi sẽ phải tạm buông chuyện này. Tôi đã dành gần trọn ngày tìm chủ nhân của chiếc ví  này rồi.”
Tôi láy chiếc ví ra, chiếc ví da giản dị màu nâu viền đỏ. Khi người bảo vệ nhìn thấy, ông ta nói, “Khoan đã! Đó là ví của ông Goldstein. Tôi biết chắc nó với viền màu đỏ tươi. Ông ta cứ làm mất chiếc ví này hoài. Tôi chắc là đã tìm thấy chiếc ví của ông ta  ở hành lang 3, 4 lần rồi. “
“ Ông Goldstein là ai? “, tôi hỏi  mà bàn tay cầm chiếc ví bắt đầu run rẫy
“Đó là ông lão ở tầng 8. Chắc chắn là ví của Mike Goldstein. Hẳn là ông lão bị rơi ví trong một lần đi dạo. “ Tôi cảm ơn người bảo vệ và vội vã trở lại phòng y tá. Tôi thuật lại lời của người bảo vệ. Sau đó chúng tôi trở lại thang máy và lên tầng 8. Tôi cầu nguyện sao cho ông Goldstein vẫn còn thức.
Trên tầng 8, cô y tá trực ở đó nói, “ Tôi chắc ông lão vẫn còn ở phòng sinh hoạt ban ngày. Ông thích đọc sách ban đêm. Ông lão thật đáng yêu. “
Chúng tôi đến căn phòng duy nhất còn sáng đèn nơi có một ông lão đang ngồi đọc sách. Cô y tá đến chỗ ông và hỏi có phải ông làm mất vi không. Ông Goldstein nhìn lên ngạc nhiên và đưa tay ra túi quần sau và nói, “ Ò, ví mất rồi!”
“ Cậu thanh niên này đã tìm được chiếc ví này và chúng tôi  không  biết nó có phải là ví của ông?”
Tôi đưa chiếc ví cho ông lão và ngay khi nhìn thấy nó, ông mỉm cười nhẹ nhõm: “ Phải chính là ví của tôi! Chắc là tôi làm rớt nó từ túi quần trưa nay. Tôi muốn tặng câu một chút làm quà. “
Dạ khỏi, cám ơn ông, “ tôi đáp. “ Nhưng tôi phải thú thực với ông là tôi đã đọc lá thư  với hy vọng tìm ra chủ nhân của chiếc ví. “
Nụ cười  bỗng tắt ngay trên khuôn mặt ông lão. “ Cậu đã đọc lá thư  à?”
Không chỉ đọc thư, tôi còn biết Hannah đang ở đâu.”
Mặt ông chợt biến sắc, “Hannah à? Cậu biết  bà ấy ở đâu sao? Bà ấy có khỏe không? Bà ấy vẫn xinh đẹp như trước? Xin cậu, làm ơn nói cho tôi biết, “ ông nói với vẻ thiết tha.
Tôi nhẹ nhàng đáp lại ông, “ Bà ấy khỏe, vẫn xinh đẹp như hồi ông  mới quen bà.”
Ông lão mỉm cười với vẻ mong đợi và hỏi, “ Cậu cho tôi biết bà ấy đang ở đâu. Tôi muốn  gọi cho bà ấy ngày mai.” Ông chụp lấy tay tôi, “ Cậu có biết, tôi đã yêu cô gái ấy nhiều đến độ khi lá thư đến, cuộc đời tôi xem như đã hết. Tôi đã không lấy vợ. Tôi nghĩ tôi  vẫn mãi mãi yêu cô ấy.”
“Ông Goldstein, đi với cháu”, tôi nói
Chúng tôi đi thang máy xuống tầng 3. Hành lang tối chỉ có một hai ngọn đèn đêm rọi ánh sáng lờ mờ cho chúng tôi đến phòng sinh hoạt ban ngày, trong đó chỉ có một mình bà Hannah đang xem TV. Cô y tá đi về phía bà.
Cô nói, “Hannah, “vừa chỉ vào Michael, đang đứng với tôi ở ngưỡng cửa. “ Bà có biết ông này không?”
Bà kéo chiếc kính trên mắt lên nhìn một lúc mà không nói một lời nào. Michael nói khẽ, như thì thầm, “ Hannah, là Michael đây. Bà có nhớ ra tôi không?”

https://banmaihong.files.wordpress.com/2016/11/168fd-hnbkfu5xqfpregx5u9vut4xxxl4j3hpexhjnof_p3ymrypkwj94qgrtdb3sbc6ky.jpg?w=468

Bà thở mạnh, “ Michael, Ôi trời, không thể tin được, Michael. Chính là anh, Michael  của Em! Ông lão chậm bước về phía bà; họ ôm nhau. Cô y tá và tôi bước ra nước mắt lăn dài trên má chúng tôi.
“ Thấy chưa, Ông Trời có mắt! Trời đã định thì duyên vẫn còn.”
Khoảng 3 tuần sau tôi nhận được cuộc gọi của nhà dưỡng lão đến văn phòng của tôi. “ Anh có thể đến vào Chủ Nhật dự đám cưới không? Michael  và  Hannah sẽ kết hôn.
Đó là một đám cưới đẹp với tất cả những người  ở nhà dưỡng lão diện thật bảnh để dự lễ. Hannah mặc một chiếc áo cưới màu be sáng trông rất xinh đẹp. Michael khoác một bộ com lê xanh đen rất phong độ tự tin. Họ nhờ tôi làm phù rể.
Nhà dưỡng lão cho họ căn phòng riêng. Nếu bạn muốn chứng kiến cô dâu 76 và chú rể 79 cái xuân xanh giống như đôi trẻ, bạn phải đến gặp đôi vợ chồng này.
Một cái kết hoàn hảo cho một chuyện tình dài gần 60 năm.
Có đẹp không? Tình yêu như thế có đẹp không? , thưa các Bạn.
.

Huỳnh Huệ dịch

Image result for The lost wallet, a great love story

The Lost Wallet, A Great Love Story!

As I walked home one freezing day, I stumbled on a wallet someone had lost in the street. I picked it up and looked inside to find some identification so I could call the owner. But the wallet contained only three dollars and a crumpled letter that looked as if it had been in there for years.
The envelope was worn and the only thing that was legible on it was the return address. I started to open the letter, hoping to find some clue. Then I saw the dateline–1924. The letter had been written almost 60 years ago.
It was written in a beautiful feminine handwriting on powder blue stationery with a little flower in the left-hand corner. It was a “Dear John” letter that told the recipient, whose name appeared to be Michael, that the writer could not see him anymore because her mother forbade it. Even so, she wrote that she would always love him.
It was signed, Hannah.
It was a beautiful letter, but there was no way except for the name Michael, that the owner could be identified. Maybe if I called information, the operator could find a phone listing for the address on the envelope.
“Operator,” I began, “this is an unusual request. I’m trying to find the owner of a wallet that I found. Is there anyway you can tell me if there is a phone number for an address that was on an envelope in the wallet?”
She suggested I speak with her supervisor, who hesitated for a moment then said, “Well, there is a phone listing at that address, but I can’t give you the number.” She said, as a courtesy, she would call that number, explain my story and would ask them if they wanted her to connect me.
I waited a few minutes and then she was back on the line. “I have a party who will speak with you.”
I asked the woman on the other end of the line if she knew anyone by the name of Hannah. She gasped, “Oh! We bought this house from a family who had a daughter named Hannah. But that was 30 years ago!”
“Would you know where that family could be located now?” I asked.
“I remember that Hannah had to place her mother in a nursing home some years ago,” the woman said. “Maybe if you got in touch with them they might be able to track down the daughter.”
She gave me the name of the nursing home and I called the number. They told me the old lady had passed away some years ago but they did have a phone number for where they thought the daughter might be living.
I thanked them and phoned. The woman who answered explained that Hannah herself was now living in a nursing home.
This whole thing was stupid, I thought to myself. Why was I making such a big deal over finding the owner of a wallet that had only three dollars and a letter that was almost 60 years old?
Nevertheless, I called the nursing home in which Hannah was supposed to be living and the man who answered the phone told me, “Yes, Hannah is staying with us.”
Even though it was already 10 p.m., I asked if I could come by to see her. “Well,” he said hesitatingly, “if you want to take a chance, she might be in the day room watching television.”
I thanked him and drove over to the nursing home. The night nurse and a guard greeted me at the door. We went up to the third floor of the large building. In the day room, the nurse introduced me to Hannah.
She was a sweet, silver-haired oldtimer with a warm smile and a twinkle in her eye. I told her about finding the wallet and showed her the letter. The second she saw the powder blue envelope with that little flower on the left, she took a deep breath and said, “Young man, this letter was the last contact I ever had with Michael.”
She looked away for a moment deep in thought and then said softly, “I loved him very much. But I was only 16 at the time and my mother felt I was too young. Oh, he was so handsome. He looked like Sean Connery, the actor.”
“Yes,” she continued. “Michael Goldstein was a wonderful person. If you should find him, tell him I think of him often. And,” she hesitated for a moment, almost biting her lip, “tell him I still love him. You know,” she said smiling as tears began to well up in her eyes, “I never did marry. I guess no one ever matched up to Michael…”
I thanked Hannah and said goodbye. I took the elevator to the first floor and as I stood by the door, the guard there asked, “Was the old lady able to help you?”
I told him she had given me a lead. “At least I have a last name. But I think I’ll let it go for a while. I spent almost the whole day trying to find the owner of this wallet.”
I had taken out the wallet, which was a simple brown leather case with red lacing on the side. When the guard saw it, he said, “Hey, wait a minute! That’s Mr. Goldstein’s wallet. I’d know it anywhere with that bright red lacing. He’s always losing that wallet. I must have found it in the halls at least three times.”
“Who’s Mr. Goldstein?” I asked as my hand began to shake.
“He’s one of the oldtimers on the 8th floor. That’s Mike Goldstein’s wallet for sure. He must have lost it on one of his walks.” I thanked the guard and quickly ran back to the nurse’s office. I told her what the guard had said. We went back to the elevator and got on. I prayed that Mr. Goldstein would be up.
On the eighth floor, the floor nurse said, “I think he’s still in the day room. He likes to read at night. He’s a darling old man.”
We went to the only room that had any lights on and there was a man reading a book. The nurse went over to him and asked if he had lost his wallet. Mr. Goldstein looked up with surprise, put his hand in his back pocket and said, “Oh, it is missing!”
“This kind gentleman found a wallet and we wondered if it could be yours?”
I handed Mr. Goldstein the wallet and the second he saw it, he smiled with relief and said, “Yes, that’s it! It must have dropped out of my pocket this afternoon. I want to give you a reward.”
“No, thank you,” I said. “But I have to tell you something. I read the letter in the hope of finding out who owned the wallet.”
The smile on his face suddenly disappeared. “You read that letter?”
“Not only did I read it, I think I know where Hannah is.”
He suddenly grew pale. “Hannah? You know where she is? How is she? Is she still as pretty as she was? Please, please tell me,” he begged.
“She’s fine…just as pretty as when you knew her.” I said softly.
The old man smiled with anticipation and asked, “Could you tell me where she is? I want to call her tomorrow.” He grabbed my hand and said, “You know something, Mister? I was so in love with that girl that when that letter came, my life literally ended. I never married. I guess I’ve always loved her.”
“Mr. Goldstein,” I said, “Come with me.”
We took the elevator down to the third floor. The hallways were darkened and only one or two little night-lights lit our way to the day room where Hannah was sitting alone watching the television. The nurse walked over to her.
“Hannah,” she said softly, pointing to Michael, who was waiting with me in the doorway. “Do you know this man?”
She adjusted her glasses, looked for a moment, but didn’t say a word. Michael said softly, almost in a whisper, “Hannah, it’s Michael. Do you remember me?”
She gasped, “Michael! I don’t believe it! Michael! It’s you! My Michael!” He walked slowly towards her and they embraced. The nurse and I left with tears streaming down our faces.
“See,” I said. “See how the Good Lord works! If it’s meant to be, it will be.”
About three weeks later I got a call at my office from the nursing home. “Can you break away on Sunday to attend a wedding? Michael and Hannah are going to tie the knot!”
It was a beautiful wedding with all the people at the nursing home dressed up to join in the celebration. Hannah wore a light beige dress and looked beautiful. Michael wore a dark blue suit and stood tall. They made me their best man.
The hospital gave them their own room and if you ever wanted to see a 76-year-old bride and a 79-year-old groom acting like two teenagers, you had to see this couple.
A perfect ending for a love affair that had lasted nearly 60 years.
.

Unknown author

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..