28 thg 10, 2016

NƯỚC MẮM VÀ TRUYỀN THÔNG

           Bài viết này của nhà báo Nguyễn Công Khế đăng trên Một Thế giới VN. Ông là người đồng sáng lập báo Thanh Niên và giữ cương vị Tổng biên tập trong suốt 23 năm, đã có nhiều cống hiến cho ngành báo chí, từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam ....Tuy trân trọng những công sức đóng góp cho ngành báo chí cũng như nền thể thao nước nhà của ông nhưng nhiều người khá hụt hẫng sau khi đọc bài này .
     
Nhà báo Nguyễn Công Khế
   Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi, bởi vì tôi đã là người viết và biên tập những dòng đầu tiên cho đến 23 năm sau trong cương vị Tổng biên tập, có lúc tờ báo đã lên đến trên 500.000 bản 1 ngày. Rất đau xót, khi tôi phải rời xa nó. Tất cả những đồng nghiệp ở đó đều thân thiết và máu thịt của tôi.
          Tôi không biết mình ăn nước mắm từ khi nào, nhưng chắc mẹ tôi thì biết, chắc là bà cho tôi ăn nước mắm từ khi tôi mới lọt lòng. Lúc tôi sinh ra, năm ký Hiệp định Genève phân chia nước Việt nam bắt đầu từ vĩ tuyến 17. Năm đó, Việt Nam còn nghèo, chắc là tôi có ăn bột gạo trộn nước mắm, vì lúc đó chưa có nhiều loại sữa như sau này. Ông Phạm Duy có một bài hát rất hay là bài “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Tôi nghĩ không người Việt Nam nào sinh ra mà cái lưỡi của mình không dính những giọt nước mắm làm bằng cá cơm hoặc cá thu ướp với muối biển. Theo hiểu biết của tôi, trên thế giới có hai nước sản xuất và ăn nước mắm là Việt Nam và Thái Lan. Nước mắm Việt Nam được nổi lên với cái tên hòn đảo ở cực Nam của đất nước có tên là Phú Quốc. Đến nỗi Thái Lan có lần bán nước mắm ra ngoại quốc cũng ghi tên 'made in Phú Quốc'. Tôi nhớ, năm 1978 thì phải, tôi đi ra viết bài ở Phú Quốc ăn một nồi cá tuyệt vời mà tôi chưa bao giờ được ăn lại, nước mắm nhĩ nguyên chất được gia chủ kho với những con cá nục, cá bạc má mà không nêm nếm bất cứ một gia vị nào khác. Bữa ăn ngon tuyệt vời. Tôi chưa thấy trong đời có một bữa ăn nào ngon đến như vậy đối với tôi.



"Tôi nghĩ không người Việt Nam nào sinh ra mà cái lưỡi của mình không dính những giọt nước mắm làm bằng cá cơm hoặc cá thu ướp với muối biển"- Nhà báo Nguyễn Công Khế. Ảnh minh họa

       Mấy ngày nay làm bóng đá U.21 ở Quảng Ninh, anh Quốc Phong bạn hiền của tôi, từng là Phó tổng biên tập báo Thanh Niên mấy năm trước kể lại cho tôi câu chuyện: Anh có một người thân, là ông nội của anh ở Hải Phòng. Ông làm nghề đông y theo cha truyền con nối (cụ nội anh Quốc Phong có bằng cử nhân nhưng cáo quan ở nhà nghiên cứu đông y dược giúp người). Ông nội anh là một thầy thuốc rất nổi tiếng, những năm 60-70 của thế kỷ trước từng nhiều năm được Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương hằng tuần cho xe xuống Hải Phòng đón ông lên Hà Nội chữa bệnh cho Bí thư Thứ nhất Trương ương Đảng Lê Duẩn, Chủ tịch UB Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ....

Một lần, ông đã chữa trị cho bệnh nhân, một người phụ nữ giàu có ở Tân Thế Giới về Hải Phòng định cư. Sau khi ông chữa qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, bà cảm kích hỏi ông: Bây giờ, bác muốn bất cứ thứ gì, tôi có thể tặng bác vì các con tôi rất đông, các cháu đang sống ở nhiều nước khác nhau. Ông thầy thuốc  đã  từ chối tất cả. Nhưng khi người tỏ lòng tạ ơn mà ông không thể thoái thác, ông bảo: cô chỉ làm sao kiếm cho tôi một chai nước mắm Phú Quốc là tôi thích nhất vì đã lâu tôi không được dùng.
       Đó lại là thời điểm Hải Phòng vào năm 1971, chiến tranh tạm yên nhưng còn chia cắt đất nước, làm gì có nước mắm Phú Quốc. Nhưng rất may, bệnh nhân này thuộc hàng khá giả, lại có bà con ở khắp nơi. Bà bệnh nhân đã nhờ người con sống Paris gửi thư sang cho bạn Sài Gòn nhờ mua một thùng nước mắm Phú Quốc rồi gửi qua Phnompenh (Campuchia). Sau đó, gửi tiếp sang Paris, rồi từ đó, con bà đã gửi về cảng Hải Phòng  để biếu thầy thuốc, như một sự tri ân đặc biệt. Đúng là "của một đồng, công một nén", khó đong đếm bằng tiền. Ông thầy thuốc, sau khi nghe nói cũng rất ân hận vì ông ước một điều tưởng quá đơn giản, mà phải tốn công tốn sức như vậy. Thùng nước mắm được mua tại Phú Quốc rồi đi nửa vòng trái đất để về Việt Nam.


         Nước mắm truyền thống nó có sức hấp dẫn với bất cứ người Việt Nam nào.

Song đến giờ này, nó lại bị nhóm lợi ích nào đó kết hợp với một Hội gọi là bảo vệ Tiêu dùng và một nhóm truyền thông bất chính bố ráp tiêu diệt. Nó muốn tiêu diệt cả một món ăn quốc hồn quốc túy của bao đời người Việt Nam luôn nâng niu giữ gìn và làm cho nó quốc tế hóa đến nỗi đi đến ở đâu, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, người ta đều có nước mắm Việt trong siêu thị. Đó là sự nhẫn tâm không tưởng tượng được.
       Tôi xin được nói về truyền thông trong thời đại này, nhất là tôi muốn nói về truyền thông và mạng xã hội trong nước. Một vài cơ quan truyền thông đã có tội rất to trong việc này mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã nói một câu rất hay: đó là loại “truyền thông bất lương”. Từ khi mạng xã hội ra đời, tôi mừng không thể tả được. Một vũ khí lợi hại để mọi người có thể truyền tải tâm tư, nguyện vọng của mình đến tất cả mọi người, mỗi người có thể là một Tổng biên tập của một tờ báo. Facebook, các trang mạng cá nhân nở rộ. Tín hiệu của một xã hội tự do.
Bây giờ, đến như tôi, tôi cũng ít đọc báo giấy mà đọc các trang mạng. Nhưng với tình trạng các trang mạng và blog ở Việt Nam, nhiều trang đọc rất thú vị, bổ ích và nhiều thông tin hơn các trang trên báo chính thống. Nhưng ngược lại, có những trang tôi không thể nào chịu nổi. Báo chí hay blog, facebook, đối với những người chủ của nó chỉ có lương tâm trách nhiệm ràng buộc chứ chả có ai kiểm soát nổi cả. Chính như tôi, ngồi ở nhà làm bóng đá, làm truyền thông sự kiện, mà cuối năm 2015, họ đã lập một trang mạng lấy tên tôi và vu khống tôi đủ điều. Họ dùng thủ thuật của hacker lấy những tài liệu và ảnh trong tư liệu lưu trữ của cơ quan tôi, để đưa ra lắp ghép, xuyên tạc, vu khống không thương tiếc. Nếu trong loạt bài họ viết về tôi, chỉ cần chứng minh được một điều đúng, tôi xin thọ tội. Lúc đó nhiều người đồng nghiệp bảo là họ sẵn sàng “phản công lại”, mọi tư liệu đã chuẩn bị làm cho rõ ngô khoai. Tôi bảo với bạn bè, một nhóm trong bóng tối họ giả dạng an ninh và có một vài người trong làng báo chính thống mà tôi biết hẳn hoi. Đứng sau họ là ai tôi cũng biết. Họ đặt điều nói tôi đủ thứ rất xúc phạm danh dự tôi, nhưng tôi mặc kệ. Đến giờ này vẫn có một trang mạng với tác giả TNP đều nói “xía” tôi ở phe này, phe nọ ở Việt Nam, dựng nên những cuộc gặp giữa tôi và một lãnh đạo nào đó của Việt Nam mà thực sự có người tôi chưa có dịp tiếp xúc. Tôi cũng xin nói luôn, tôi chỉ có một phe là phe Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam mà thôi.
       Trở lại vấn đề truyền thông ở Việt Nam, sự tiến bộ của nó thì không ai có thể phủ nhận được, nhưng mặt trái của nó thì cũng khủng khiếp lắm. Thông tin chính thống cũng bị ngấm nhiều độc hại, phóng viên viết bài đe dọa lấy tiền bạc ở doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia đầy rẫy mà nhiều người dân cũng đã từng là nạn nhân và cơ quan quản lý đã cảnh báo và đã có hình thức kỷ luật với nhiều trường hợp. Chính các cơ quan quản lý và định hướng cũng phải điều chỉnh làm sao để báo chính thống nói được, phản ảnh được sự thật và không có vùng cấm để ngăn chặn được sự bất lương đầy rẩy trong truyền thông hiện nay.
Vụ bãi rác Đa Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Tôi hoàn toàn không có ác cảm gì với chủ đầu tư, với con người, thậm chí có thể bạn bè, nhưng việc công nghệ chôn lắp, xử lý rác như thế nào để mà hàng chục hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng mùi hôi, càng ngày càng hôi, mà mới đây một quan chức Cao cấp và ông giám đốc Sở tài nguyên môi trường nói đã được khắc phục bớt hôi. Dân chúng vùng này đã gọi điện tới tấp đến các cơ quan chức năng phản đối. Có thể thiếu ăn, thiếu mặc một chút không sao. Nhưng thử ai trong số họ xuống ở những vùng đó và ngưng thở trong vòng một phút rồi họ sẽ biết sức chịu đựng của dân chúng.
         Xã hội ta rất “ỡm ờ”. Chính vì thế mà nhiều hậu quả là do con người gây ra, và những người có quyền lực trong tay như báo chí mà thiếu vô tư và “muốn có những đồng tiền không chính đáng” thì xã hội đó sẽ không biết tương lai nó như thế nào. Tôi nghe vụ Đa Phước, nhà đầu tư ở đây đã từng ký một số hợp đồng truyền thông với ít nhất 4 tờ báo. Mùi hôi của Đa Phước chưa bao giờ được phản ảnh trên 4 tờ báo này dù mùi hôi này là đại họa của hàng nghìn dân, trái lại có dịp là họ PR ngay cho công ty này. Còn những phản ánh của dân và các nhà khoa học chân chính, họ đều “lơ”.
        Tôi không bao giờ có tư tưởng chống lại “nước mắm công nghiệp, hoặc “nước chấm công nghiệp” nhưng nước mắm công nghiệp là trên cơ sở của nước mắm truyền thống mới có, chứ nó không phải từ trên trời rơi xuống được. Nước mắm truyền thống (tức là giữ được cái gốc của nước mắm) sẽ làm lợi rất nhiều cho các nhà sản xuất nước mắm công nghiệp. Việc này tôi sẽ có một bài riêng ở dịp khác.
     Những ngày qua đối với tôi là những ngày buồn cho giới truyền thông Việt Nam. Việc báo Thanh Niên đứng ra xin lỗi bạn đọc là việc cần làm nhưng chưa đủ. Chúng ta phải có những điều tuyệt cấm trong đạo đức nghề nghiệp chứ không thể là chuyện đơn giản. Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi, bởi vì tôi đã là người viết và biên tập những dòng đầu tiên cho đến 23 năm sau trong cương vị Tổng biên tập, có lúc tờ báo đã lên đến trên 500.000 bản 1 ngày. Rất đau xót, khi tôi phải rời xa nó. Tất cả những đồng nghiệp ở đó đều thân thiết và máu thịt của tôi.
       Truyền thông của Việt Nam phải cần một cuộc đại phẫu từ công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là phải giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho các phóng viên trẻ, mà không chỉ đối với các phóng viên trẻ không thôi đâu. Tôi tin việc đó chúng ta sẽ làm được vì trong làng báo chúng ta, còn rất nhiều người tài hoa, tâm huyết với nghề và đạo đức mà tôi từng biết.
                                                                         Nguyễn Công Khế

20 thg 10, 2016

TÔI ĐI CHỢ ĐỒ CỔ SÀI GÒN

                             


      Sáng Chủ nhật 15.10 vừa qua , tôi cùng một người bạn thực hiện chuyến đi tham quan Chợ đồ cổ Sài Gòn. Xuất phát từ nhà ở đường Tô Hiến Thành quận 10,mất nửa giờ chúng tôi đi tới đường Nơ Trang Long thuộc quận Bình Thạnh,Sau khi qua cầu Băng Ki , chúng tôi quẹo trái vào hẻm 255 tìm số 47bis là đến đúng ngay nơi cần tìm.Trước khi vào chợ chúng tôi phải mua vé ở cổng, mỗi vé 30 ngàn .Gọi là vé vào cửa cho có lệ bộ bởi thực chất chỉ là mảnh giấy giá trị tương ứng với phiếu ẩm thực một suất cà phê sữa hoặc tô quà sáng tuỳ chọn khi khách đổi vé cho nhân viên phục vụ.Cổng không mang tên chợ mà mang bảng hiệu ” Cà phê sân vườn Cao Minh”.
      Cũng nhờ hỏi thăm bác Gu-Gồ từ tối hôm trước ,tôi được biết thêm về ca sĩ Cao Minh,ông chủ ngôi chợ Chợ đồ cổ này như sau : “Ca sĩ Cao Minh quê ở Long An nhưng lớn lên ở Tây Ninh. Ngay từ nhỏ anh đã bộc lộ năng khiếu về âm nhạc cho dù bị người cha ngăn cấm. Năm 1978, Cao Minh đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình tỉnh Tây Ninh. Năm 1988, anh là người hát hay nhất về đề tài Hồ Chí Minh đồng thời đoạt luôn giải Người hát dân ca hay nhất. Những ca khúc tiền chiến, trữ tình mà Cao Minh đã thể hiện thành công như được nhiều người ưa thích như Bến Xuân, Đôi Mắt người Sơn Tây, Hòn vọng phu…”
       Khi chúng tôi hoàn tất việc gửi xe, mua vé thì đã gần 9 giờ.Lúc này khách đến chợ đã khá đông, tôi ước tính con số vào khoảng trên 200 .Vì lối đi hẹp khách nối đuôi nhau đi,gặp ai ngược chiều phải luồn lách mới qua được.Người bán bày hàng trên những chiếc bàn nhỏ kê san sát nhau ,không chia khu vực hay sắp xếp theo loại hàng nào cả. Cũng do địa hình phức tạp của mảnh đất nên khách tham quan có cảm tưởng như mình đang lạc vào một khu chợ trời hỗn tạp ở cửa ngõ thành phố Sài Gòn thời kỳ trước tháng 4.1975.
Mặt bằng chợ giới hạn trong khuôn viên Cà phê sân vườn Cao Minh ,có một ao cá nhỏ ở chính giữa,dăm cây cao đan xen,vài căn nhà nhỏ có gác trổ các ô cửa nhỏ cho khách tham quan chợ vừa uống cà phê vừa ngắm cảnh mua bán. Đa phần là khách đến đây là nam giới, người trung niên hoặc lớn tuổi là chủ yếu.Cũng có dăm bảy khách người nước ngoài nhưng có lẽ họ cũng như chúng tôi đến tham quan là chính.
        Quan sát các mặt hàng bày bán,tôi thấy hầu hết là đồ gia dụng cũ với những dáng mác có từ rất lâu đời như đồng hồ Ô-đô,bật lửa Zip-pô, máy băng Akai,bàn ủi đốt bằng than, ống nhổ bằng đồng thau, mâm son thiếp vàng ,đũa bạc, cân tiểu ly, sách cổ viết tay,các bản tân nhạc nhạc cũ bìa rách nát in từ những năm 55-60... Thôi thì thượng vàng hạ cám từ chiếc nhẫn cổ mặt đá quý hét vài nghìn đô cho đến chiếc lon Ghi-gô bằng nhôm chỉ bị nài xin vài chục ngàn cũng có.Quả là một sân chơi không đâu tốt hơn cho những người có thú say mê đồ cũ xưa ,những người nặng lòng hoài cổ bởi sau bao năm tháng mòn mỏi khát khao giờ đây họ có thể cầm tận tay,thấy tận mắt lại những đồ vật ngỡ như chỉ thấy trong sách vở hoặc tồn tại trong quá khứ mà thôi. 
      Chợ đồ cổ hôm nay đông nhưng không ồn ào náo nhiệt như thường thấy ở các chợ phiên cho dù đích thực cái chợ này chính là dạng chợ phiên vì chỉ họp mỗi tuần một buổi vào sáng chủ nhật. Bên cạnh những tiếng người chào hỏi mua bán,tai tôi vẳng nghe có tiếng nhạc guitar hoà tấu. Chú ý lắng nghe, tôi thấy đó là những âm hưởng của một bản nhạc vô thường quen thuộc vang lên từ cuối chợ.Một cảm nhận thú vị chợt nhen lên trong tôi : đây là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật phục vụ nhân sinh của người quản lý chợ. Âm nhạc đem vào chợ tạo thêm nét độc đáo cho ngôi chợ đồ cổ này.Nếu bảo âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn thì nhạc hoà tấu cần được cảm nhận bằng tâm hồn. Qua âm hưởng khúc nhạc không lời hôm nay tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng, ấm áp... Tôi cảm nhận ngôi chợ mang dấu ấn tâm hồn người nghệ sĩ khi anh Cao Minh đem nhạc vào chợ : người ta có thể thư giãn ở mọi lúc ,mọi nơi nếu biết lắng đọng tâm hồn.
      Bên cạnh những lời có cánh trên đây,tôi thành thật nói ra một điều không ưng ý lắm là cái mùi khói thuốc trong chợ kinh quá. Khói thuốc sặc mùi ngay từ cổng, tràn làn khắp các nơi bán hàng và ngay cả trong các phòng dành cho khách vào ăn uống hoặc ngồi nghe nhạc.Anh bạn tôi là người hút thuốc cũng phải thừa nhận là khói thuốc nặng nề quá.Chỉ tội cho mấy người không chịu nổi khói thuốc như tôi thấy như muốn ngộp thở.Cũng may có thủ sẵn trong túi chai dầu gió nhỏ nên lâu lâu tôi dừng lại lấy ra mở nắp hít vài cái cho khoẻ lại rồi mới đi tiếp.
     Quan sát cảnh mua bán tôi thấy không khí chợ mang dáng vẻ như một khu triển lãm chứ không tấp nập náo nhiệt quen thấy tại các ngôi chợ bình thường.Không có cảnh “trăm người bán ,vạn người mua” mà chỉ là” trăm người bán,vạn người xem”. Cách chúng tôi đứng vài mét có một người khách khá đặc biệt : một nhà sư mặc cà sa màu vàng nổi bật giữa dòng người chen chúc. Mặc quần áo nhà chùa đi chợ đồ cổ mua đồ thờ là việc bình thường nhưng khi trả tiền thì cách hành xử của ông sư đã khiến những người khác trông thấy phải lắc đầu . Sự việc là sau khi đã ngã giá để mua một tượng đá xanh nhỏ, ông sư rút trong lớp áo cà sa ra một xấp tiền giấy 500 ngàn mới dầy cộm,ước chừng vài chục tờ. Ông chậm rãi đếm tiền trả cho người bán mà không để ý gì đến những cặp mắt lạ lẫm của những người khách đứng quanh đang nhìn vào mình.Đi tiếp một chỗ khác ,nhà sư hỏi mua một món đồ cũ khác bằng đồng.Ông sư lại rút cái túi tiền đầy tiền của mình ra đếm đếm…Tôi thật sự không thể hiểu nổi một người tu hành như ông sao lại có hành vi khoe tiền lộ liễu trước đám đông như thế ? Hình ảnh không đẹp mắt đó làm mất đi tính cách khiêm cung của một người tu hành và tự hạ giá trị nhân cách của mình.
       Nhưng theo ý tôi cái chợ đồ cổ Sài Gòn này ngẫm cho cùng cũng chưa xứng với tên gọi đó.Trong chợ bày bán nhiều thứ đồ cũ nhỏ vụn vặt như tiền xu,tiền giấy,dao,kéo ,ốc vít,nhẫn,đồng hồ,radio… nhưng những loại đồ cũ lớn khổ hoặc cồng kềnh như xe đạp ,xe máy cũ,gốm xưa,tủ thờ thì hơi ít.Đi hết vòng chợ tôi chỉ ngó thấy dăm chiếc xe đạp mà có cái còn mới toanh chắc do ai túng tiền đem bán , lưa thưa một vài chiếc Mobylette ,Honda 67, Lambretta, Vespa.CònVelo solex chẳng thấy bóng dáng chiếc nào. Quần áo cổ xưa cũng nhìn không ra ngoài một nơi cuối chợ treo vài bộ đồ cũ.Thế nên gọi đây là Chợ đồ cũ thì tạm được, gọi là Chợ đồ cổ thì chưa thật xứng.Một số người đề nghị gọi chợ này là Chợ ve chai nhưng đánh giá vậy thời thấp so với thực chất của chợ và phụ tấm lòng của những người góp công sức gầy dựng nên ngôi chợ quá ư độc đáo này của thành phố .
        Sau khi tham quan khá đầy đủ mọi mặt của ngôi chợ,chúng tôi sử dụng 2 tấm vé vào cửa để đổi lấy hai ly cà phê sữa nóng.Tưởng phải đứng uống tại gốc cây vì trong quán đông người không còn ghế trống nhưng thật may cho chúng tôi có hai bạn trẻ không rõ có phải thấy tội nghiệp hai ông già hay chăng mà họ đứng dậy vẫy mời chúng tôi vào ngồi thế chỗ .Mới nhâm nhi vài hớp cà phê thì chợt nghe từ giữa chợ tiếng ca sĩ Cao Minh vang lên.Anh cảm ơn bạn bè cũng như tất cả quý khách hiện diện đã dành cho mình khi có mặt đông đảo tại quán cà phê Cao Minh hôm nay.Anh tự giới thiệu mình sẽ hát một vài bài để cảm ơn tấm thịnh tình đó.Chúng tôi nói với nhau tụi mình hên quá nếu hồi nãy về sớm thì thật uổng không được nghe Cao Minh hát.Anh tự đàn và hát liền mạch 3 bài. Giọng ca của anh ngọt ngào, truyền cảm làm sao. Nếu không tìm hiểu trước tiểu sử ca sĩ Cao Minh hẳn nhiều người đã nghĩ anh gốc gác miền Bắc bởi cách phát âm câu chữ của anh tròn trịa và thanh âm trầm ấm quá.Tôi thích nhất bài Bến xuân của Văn Cao,bài hát hay kết hợp cùng giọng ca Cao Minh thật tuyệt vời.Đó cũng là những thanh âm người viết gửi đến bạn bè để kết thúc bài này.

                                                 Sài Gòn tối 19.10.2016
                                                            Nguyenuthang
Bấm vào để  thưởng thức giọng ca Cao Minh




                 https://www.youtube.com/watch?v=CUMMZirOtv0


13 thg 10, 2016

CHỢ ĐỒ CỔ CUỐI TUẦN SÀI GÒN


Ở Sài Gòn, có một quán cà phê mà thực khách không chỉ đến uống cà phê, nhâm nhi bữa sáng, họ đến để tham gia một phiên chợ đổ cổ, mua những thứ mà không cửa hàng hay siêu thị nào có được.
Chợ, nhưng cũng không hẳn là chợ. Ngày trước, đây là không gian trao đổi, giao lưu của những người chơi đồ cổ tại Cao Minh quán,bán cà phê trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Lâu dần, nơi này trở thành một phiên chợ ngày Chủ Nhật từ lúc nào không hay khi ngày càng có nhiều người muốn tìm đến.
Quán cà phê độc lạ này thu mỗi khách 30.000 đồng như một “vé thông hành” để vào khu chợ. Số tiền này có thể quy đổi ra một suất ăn sáng hoặc một phần đồ uống.

Nhiều người hoài cổ thường tìm đến đây vào Chủ Nhật hàng tuần
ẢNH LÊ NAM

Chợ đông nghịt người ngay từ khi bắt đầu mở cửa. Hơn 100 gian hàng dễ khiến cho người lần đầu tiên bước vào khu chợ có thể choáng ngợp. Ở đây, người ta có thể tìm thấy những món đồ mà các cửa hàng hoặc siêu thị bên ngoài không bao giờ có. Tiền cổ, đồng hồ cổ, bình đựng nước, bàn ủi con gà, vòng cổ… hay cho đến cả những phong bì thư, phiếu tem in đậm màu thời gian đều xuất hiện tại đây.
Các mặt hàng ở đây đều có một điểm chung là đã qua sử dụng.
























Người Sài Gòn thích thú đi chợ đồ cổ cuối tuần
ẢNH LÊ NAM

 

Các mặt hàng đa dạng được bày bán tại đây
ẢNH LÊ NAM


Chủ hàng đa phần là những chủ hàng tại đây đều có đam mê sưu tập đồ cổ
ẢNH LÊ NAM

 

Gian hàng bán đồng hồ cổ
ẢNH LÊ NAM

 Tham khảo một vòng quanh chợ, giá các mặt hàng có thể chỉ từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn đồng. Đôi khi, người ta dễ gặp một món khó định được giá vì chủ hàng, nếu yêu quý, có thể tặng kỉ niệm cho khách.
“Cảm giác mà thích nhất ở chợ đồ cổ này đó là thư giãn. Ra đây mình có thể tận hưởng một ly cà phê ngon, cùng tiếng đàn du dương và cùng món hàng mà mình yêu thích, được gặp gỡ mọi người... Cuối tuần rảnh rỗi ra đây giao lưu, tinh thần mình thấy thoải mái, vui vẻ”, anh Trần Viết Huỳnh - một chủ hàng có sở thích sưu tập đồng hồ cổ chia sẻ.
Ở chợ đồ cổ này, có một thứ âm thanh khiến cho người ta phải nhớ, phải in đậm, và dù có không muốn mua đồ, thì cứ chủ nhật hàng tuần người Sài Gòn lại muốn ghé qua, đó là tiếng đàn guitar.


Anh Trần Viết Hùng, chủ hàng đồng hồ cổ rất yêu thích công việc mỗi sáng cuối tuần của mình
ẢNH LÊ NAM

 

Thưởng thức không gian âm nhạc gần gũi, nhẹ nhàng tại chợ đồ cổ Sài Gòn  
ẢNH LÊ NAM

Những nốt đầu tiên của ca khúc Sài Gòn đẹp lắm…ngay lập tức khiến người bán phải lắc lư theo nhạc, người mua thì vừa thong dong vừa nhẩm miệng hát vui vơ.

Đến đây, để hưởng trọn vẹn buổi sáng thư thái cuối tuần, hãy gọi một ly cà phê sữa đá, chọn một góc ngồi trên tầng lầu thoáng đáng. Cả một Sài Gòn thu nhỏ hiện ra, thân quen vô cùng.

Lê Nam - Thanh Hương

9 thg 10, 2016

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG BỨC ẢNH HỌP LỚP

               ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH BẠN SAU KHI BẠN ĐÃ ĐỌC CÂU CHUYỆN NÀY :

                                 "CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG BỨC ẢNH HỌP LỚP "

                        MÀ BỨC ẢNH CUỐI KHIẾN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI BẬT KHÓC

******************
Sau 5 năm tốt nghiệp, những người đã lập gia đình ngồi một bàn, chưa lập gia đình ngồi một bàn.

tinh ban hoc 1

Sau 10 năm, những người có con ngồi 1 bàn, chưa có con ngồi 1 bàn.

tinh ban hoc 2
 
Sau 15 năm, những người kết hôn một lần ngồi một bàn, tái hôn ngồi một bàn.

tinh ban hoc 3

Sau 20 năm, những người tửu lượng cao ngồi một bàn, tửu lượng kém ngồi một bàn.
tinh ban hoc 4


Sau 25 năm, những người trong nước ngồi một bàn, nước ngoài ngồi một bàn.
tinh ban hoc 5
Sau 30 năm, những người ăn mặn ngồi một bàn, ăn chay ngồi một bàn.
tinh ban hoc 6
Sau 35 năm, những người về hưu ngồi một bàn, chưa về hưu ngồi 
một bàn.
tinh ban hoc 7
Sau 40 năm, những người “có răng” ngồi một bàn, “không có răng” ngồi một bàn
tinh ban hoc 8
Sau 45 năm, những người có thể tự đến ngồi một bàn, được dìu đến ngồi một bàn.
tinh ban hoc 9
Sau 50 năm, những người nói đến thì đến ngồi một bàn, nói đến nhưng không đến để một bàn trống.
tinh ban hoc 10
Sau 55 năm, những người có thể đến ngồi một bàn, và cũng chỉ cần 1 chiếc bàn này thôi.
tinh ban hoc 11
Sau 60 năm, không còn ai đến…
tinh ban hoc 12

Tất nhiên, những hình ảnh trên đây chỉ mang ý nghĩa minh họa, nhưng đã kể cho chúng ta câu chuyện về cuộc đời.
Đời người ngắn ngủi, quá khứ rồi cũng trở thành kỷ niệm. Nếu như có thể, mỗi dịp năm mới đừng quên họp mặt lớp, gặp mặt bạn học, ôn lại tình bạn xưa: Bạn học cũ, đã lâu không gặp!
Có lẽ bạn đang bận rộn với gia đình, sự nghiệp. Hay có lẽ bạn cảm thấy mệt mỏi trước áp lực dòng đời. Cũng có lẽ hoàn cảnh xã hội của chúng ta không như nhau. Và có lẽ tính cách chúng ta có đôi chỗ khác biệt. Nhưng cho dù thế nào, hãy tin tưởng dù xã hội có thay đổi, dòng đời vẫn trôi dạt, thì tình bạn học mãi mãi không phai mờ, và cũng không bao giờ thay đổi.

tinhhoa.net-2J2d4g-20160205-ban-da-tung-co-mot-tuoi-tho-nhu-the

Không có lợi ích vật chất, không có lợi dụng lẫn nhau, đó là viên ngọc quý mà cuộc sống ban tặng mỗi người: Tình bạn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đến với nhau ôn lại thời kỳ vàng son?
10 năm, 20 năm, 30 năm, hay thậm chí 40 năm, họp lớp sẽ trở thành bữa tiệc cuộc sống, để chúng ta chợt nhận ra rằng, dẫu cuộc đời trôi qua như mây khói, nhưng chỉ có tình bạn học là vô cùng khó quên.

ngay tinh ban 3

Người xưa có câu: “Tu trăm năm mới ngồi cùng thuyền, tu nghìn năm mới ngủ chung gối, tu năm đời mới học cùng trường.”
Các bạn học của tôi, giữa biển người mênh mông, chúng ta không sớm không muộn gặp nhau, ba năm cùng trường khổ học, cuối cùng suốt đời không quên được tình bạn, trong sân trường lưu lại dấu chân tuổi thanh xuân.

tinh ban hoc 15


Thời gian dần trôi qua, sân trường xưa đã trở thành dĩ vãng, nhưng mỗi lần nhớ lại thời đi học, ta lại xuyến xao, bồi hồi, xúc động. Đông tây nam bắc, chân trời góc biển, bạn học thân mến, bạn có còn khỏe không?

tinh ban hoc 16

Tình bạn học là thuần khiết nhất, mộc mạc nhất, cao quý nhất, xúc động nhất, lãng mạn nhất, kiên cố nhất, vĩnh hằng nhất. Cùng học chung lớp, vui thì cười, giận thì mắng, dỗi hờn thì quay mặt lặng thinh, tính tình ngay thẳng. Hôm nay ngồi nhớ lại chuyện xưa, có lẽ bạn và tôi đều mỉm cười mãn nguyện.

tinh ban hoc 17

Các bạn học cũ của tôi, cảm ơn các bạn đã làm bạn với tôi những năm tháng ấy, để cho tôi học cách yêu thương và trân trọng. Trân trọng một thời ngây thơ và vụng dại. Cầu mong các bạn mạnh khỏe, vạn sự như ý, cầu mong chúng ta biết quý trọng tình duyên của nhau mãi mãi cho đến trọn đời!
Huy Hoàng Nam Mai st

6 thg 10, 2016

CÁCH CỨU NGƯỜI ĐANG BỊ LÊN CƠN ĐAU TIM



Inline image 2
                                                   
 
Inline image 1

        Vỗ vào phần lõm khuỹu tay cứu sống 
              người đang bị lên cơn đau tim.
 
    Không chỉ cứu sống người đang bị lên cơn đau tim, còn là cách phòng bệnh tim mạch và huyết áp hiệu quả bằng cách vỗ vào lõm khuỷu tay trái
Vỗ vào lõm khuỷu tay: Tuyệt chiêu cứu bệnh nhân lên cơn đau tim
 
     Vào cuối năm 2011, dư luận Trung Quốc không khỏi xôn xao về trường hợp một cụ ông 70 tuổi bị lên cơn đau tim trong đám cưới của con gái.
Theo lời kể của các nhân chứng, khi cơ thể cụ ông cứng ngắc, thở rất khó thì một vị khách mời trong đám cưới đã nhanh chóng vỗ mạnh vào phần lõm xuống  ở khuỷu tay nạn nhân
Vài phút sau đó, cụ ông mới dần tỉnh lại và lập tức được đưa vào bệnh viện.
Tại phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ có hỏi người nhà: "Ai đã vỗ vào lõm khuỷu tay của bệnh nhân?"
Sau khi được người nhà thuật lại tình hình lúc đó, vị bác sĩ này nói: "Vỗ vào đây là đúng, vừa có thể ngăn chặn tắc mạch máu, lại vừa có tác dụng khai thông huyết mạch. Nếu không, chỉ e rằng xe cứu thương chưa kịp tới, tình huống xấu đã xảy ra".
Câu chuyện cụ ông may mắn được cứu sống nhờ phương pháp vỗ vào chỗ lõm khuỷu tay đã nhanh chóng trở thành chủ đề xôn xao trong giới y học và dư luận nước này.
Vỗ vào lõm khuỷu tay: Tuyệt chiêu cứu bệnh nhân lên cơn đau tim - Ảnh 1.
Trong "Đạo gia", hành động vỗ vào khuỷu tay được gọi bằng cái tên "Điều thương pháp". (Tranh minh họa).  Kỳ thực, đây là cách cấp cứu đã được cổ nhân Trung Hoa vận dụng từ ngàn đời xưa. Trung y có câu: "Hàn ngưng trí ứ, huyết đi chịu trở", đại ý là "lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông" 
Theo đó, máu huyết của con người có tính chất tương tự như dầu đậu phộng, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, gặp nóng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái lưu thông bình thường.Trong khi đó, chỗ lõm ở khuỷu tay là nơi có màng ngoài tim và kinh tâm nối thẳng với tim.Vỗ mạnh vào bộ phận này sẽ tác động vào hai kinh lạc kể trên, giúp cho khí huyết lưu thông, kích thích cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi nhằm bài tiết chất độc, đồng thời làm "tăng dương khí", khai thông mạch máu ứ tắc, đồng thời ngăn ngừa tắc động mạch.Bởi vậy, việc vỗ mạnh vào khuỷu tay để sơ cứu cho người trụy tim như trường hợp cụ ông kể trên không phải là việc làm thiếu căn cứ, thậm chí còn đúng với nhiều nguyên lý y khoa.
Vỗ vào lõm khuỷu tay: Tuyệt chiêu cứu bệnh nhân lên cơn đau tim - Ảnh 2.
Vết bầm tím ở chỗ lõm vùng khuỷu tay sau khi vỗ mạnh cảnh báo về tình trạng bất thường của tim. (Ảnh minh họa).
Các bác sĩ cũng lưu ý trong lúc dùng biện pháp cấp cứu này, nếu thấy xuất hiện vết bầm tím ở chỗ lõm vùng khuỷu tay nạn nhân, chúng ta cần tiếp tục vỗ cho tới khi chuyển sang màu đỏ mới ngừng lại.
Mặc dù chỉ là động tác đơn giản, nhưng hành động vỗ vào chỗ lõm ở khuỷu tay rất dễ áp dụng trong các trường hợp nguy cấp, không cần học qua trường lớp đào tạo, thậm chí còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp, giảm nguy cơ phát sinh đột quỵ.
Theo Tri thức trẻ

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..