2 thg 8, 2020

CHUYỆN VỀ CÂY CẦU PHAN THIẾT NGÀY XƯA

Ai về Phan Thiết quê tôi

Nhắn sông Mường Mán chiều ơi nhớ cùng
                                                                                                       ( Cát biển -Pbc68 )
       
Mương Mán là tên dòng sông chảy ngang thành phố Phan Thiết .Sau 1975,cái tên sông Cà Ty được nhắc đến nhiều hơn. Vậy tên sông nào đúng ? Một số nhà chuyên môn nói con sông Mương Mán mang tên này từ khúc thượng nguồn, thuộc vùng núi Ông (huyện Tánh Linh) dài 65 km, đến Phan Thiết hợp hưu với dòng sông Cái chảy từ Hàm Minh, Hàm Cường nhập vào thành sông Cà Ty.Từ đây sông Cà Ty chảy qua xã Mương Mán ( thuộc huyện Hàm Thuận Nam) rồi qua trung tâm thành phố Phan Thiết và đổ ra cửa biển Cồn Chà (hơn 7 km). Như vậy con sông này với người Kinh gọi là sông Mường Mán nhưng phần hạ nguồn, từ làng Phú Hội chảy ra cửa biển Cồn Chà , mang tên sông Kati theo âm ngữ của người Chăm bản địa và trở thành tên sông Cà Ty.
           Năm Giáp Dần ,1794 ,có chiếc cầu gỗ đầu được dựng lên tại cửa sông. Theo các cụ già kể lại ngày xưa cây cầu này có tên là Thắng kiều dài 41 trượng (tức 164 mét - 1 đơn vị thước ta =0.4m) ,gọi tên cầu Thắng vì chiếc cầu do những tráng đinh xã Ðức Thắng làm nên.Cầu nối liền hai bờ Nam - Bắc trên con đường cái quan. Có phải vậy chăng mà rồi cái tên là cầu Thắng đã đổi là cầu Quan ?
         Tuy nhiên,năm tháng cây cầu gỗ khởi thuỷ được dựng lên chưa được nhiều người nhất trí .Theo một người bạn trong nhóm thân hữu “Hội Ngộ Trung Học Phan Bội Châu PT hải ngoại thì đã có tới 5 đời cầu từ lúc cầu gỗ được dựng lên trên cùng vị trí ngang qua sông Cà Ty Phan Thiết :
1. Cầu gỗ (1841)
2. Cầu Quan đúc (1928) tồn tại 24 năm đến năm Nhâm Thìn (1952) bị lũ cuốn trôi ra biển.
3. Cầu sắt đơn được xây dựng thay thế cầu gỗ chỉ có một làn xe chạy .Mỗi khi xe cộ bên tả lưu thông thì bên hữu phải chờ.Cầu sử dụng được 8 năm thì bị sập do xe công binh quá tải ( 1960) chạy qua.
4. Cầu sắt đôi dựng lên sau đó với 2 làn xe qua lại kéo dài mãi đến khi cuộc chiến tranh thống nhất đất nước sắp hoàn thành (4/1975) thì bị bom đánh sập 1 góc nhịp .
5. Cầu Lê Hồng Phong
        Trong thời kỳ Phan Thiết đổi mới, năm 2002 tỉnh Bình Thuận đã cho xây một cây cầu mới hiện đại hơn. Cầu được làm bằng bê tông cốt thép,thiết kế kiểu cách dây văng hiện đại. Cầu được đặt tên mới là cầu Lê Hồng Phong cùng tên với con đường nối nhịp cầu đi qua.
        Qua tư liệu này, tôi thấy trình tự xây dựng các cây cầu có vẻ hợp lý nhưng thời điểm cầu gỗ được dựng lên chưa được minh chứng rõ ràng,cụ thể khi mà thời điểm xây dựng cầu lệch nhau khá xa so với lời kể dân gian truyền lại.
          Nhưng cho dù thời điểm xây dựng cây cầu gỗ đầu tiên ra sao thì hình ảnh cây cầu sắt Phan Thiết từ bao đời nay vẫn luôn làm cảnh quan thành phố biển Phan Thiết đẹp đẽ ,hữu tình và thơ mộng. Cây cầu bắc ngang sông Cà Ty,không chỉ là phương tiện lưu thông giúp người dân hai bên bờ qua lại buôn bán làm ăn,nó còn là dấu ấn tình cảm, sâu lắng trong tâm trí nhiều người .Những ai xa Phan Thiết dù với lý do nào ,đi để gầy dựng tương lai cuộc sống hay ra đi do hoàn cảnh bó buộc đẩy đưa ,chắc trong lòng họ vẫn thầm nguyện sẽ một ngày nào đó trở về thành phố biển quê hương để nhìn lại chiếc cầu ngày xưa một thời chan chứa dấu yêu .


https://www.youtube.com/watch?v=-VRCp7gxXRE

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..