3 thg 9, 2008



1 nhận xét:

shiroshinju2002 nói...

Mình thấy từ việc ăn chuối mà đánh giá văn hóa người khác là một việc cực kì vô lý. Bản thân mình đựơc gia đình bên nội dạy rằng ăn chuối phải bẻ đôi. Mình thấy việc đó cực kỳ vô lý. Khi mình hỏi hãy cho mình 1 lời giải thích thật sự hợp lý cho việc đó thì không ai nói được, chỉ nói qua loa rằng ông bà xưa dạy thế. Mà thực tế thì đâu phải cái gì ông bà xưa dạy cũng đúng và phù hợp với thời bây giờ đâu các bạn! Các bạn cứ nghĩ đi, mình lấy 1 ví dụ nhé. Ông bà ta thời xưa dạy rằng cứu người lúc hoạn nạn, nhưng thực tế không ít người có quan niệm tức cười rằng gặp bà bầu sẽ xui, từ đó không giúp và hờ hững với người mang thai. Thật là vô lý và nực cười! Đó mới chính là cái sự thiếu văn hóa đó các bạn
Vì vậy, mình cứ cầm nguyên trái, lột vỏ tới đâu, ăn tới đó, cắn từng miếng nhỏ, nhai ngậm miệng. Như vậy vừa vệ sinh, vừa ngon vì trái cây ngon nhất là khi được thưởng thức liền lúc vừa bóc vỏ ra. Tất nhiên, họ luôn nhắc nhở mình, nhưng nếu đã không đưa ra được 1 lý do hợp lý thì còn khuya mình mới nghe. Còn chủ topic này nhấn mạnh việc ăn chuối không bẻ đôi là việc của mấy cô "Sài Gòn Teen" thì hình như có ý khiêu khích quá. Chủ topic cứ thử vào miền nam mà xem nhé, già trẻ lớn bé gái trai đều ăn chuối không bẻ đôi cả thôi. Rõ ràng là chủ topic đã có thành kiến sẵn trong lòng nên mới như thế. Mình lại nghĩ thế này. Từ đời xưa ông bà cứ dạy con cháu thói quen ăn chuối bẻ đôi, rồi con cháu lại dạy con cháu họ, cứ dạy đi dạy lại mà chẳng hiểu lý do một cách tường tận vì sao mình phải làm vậy và vì sao mình phải dạy con cái mình như vậy. Đâu có phải ăn chuối không bẻ đôi thì phải là "nhồm nhoàm", "thô tục", "vô duyên".
Mình muốn hỏi chủ topic rằng khi thầy của chủ topic nói như vậy, chủ topic có hỏi thầy tại sao không? Hỏi một cách tường tận.
Giả sử như có một câu chuyện cổ tích, một câu chuyện ngụ ngôn nào đó của Việt Nam nói về việc vì sao khi ăn chuối phải bẻ đôi thì lúc đó mình sẽ tin.
Và sau cùng, mình xin nói rằng, quan niệm là do con người tạo ra, đừng áp đặt quan niệm của riêng mình để đánh giá người khác một cách chủ quan. Bạn có thể đánh giá vẻ bề ngoài của một người, nhưng giá trị bên trong của một con người bao gồm nhiều yếu tố khác cấu thành nữa.
CHÍNH CON NGƯỜI TẠO RA NHỮNG CÁI QUAN NIỆM VÀ CŨNG CHÍNH NHỮNG CÁI QUAN NIỆM ĐÓ GIẾT CHẾT CON NGƯỜI.

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..