25 thg 6, 2013

NHỮNG LÁ THƯ NGHẸN NGÀO LÒNG TA ...


    I. Thư của một người cha :

                       " KIẾP SAU (NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY 
                        KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN 
                                  DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU "                                                                                                                                 
                                                                                                                       Tôn Vận Tuyền

         Tôn Vận Tuyền (孫運璿, 1913 - 2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin . Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế. Sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan từ năm 1978 đến 1984.Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế giúp cho Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử từ những năm 60 của thế kỷ trước.
      Tháng 2 năm 2006 , ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác nổi tiếng về Kinh tế, Chính trị, ông còn để lại một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc cho các con. Mời các bạn bức đọc thư này:
                                                                                    Các con thân mến,
     Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :
a. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
 b. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
 c.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.
 Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :
 
1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
 2.Không có người nào mà không thể thay thế  hay tồn tại mãi với mình được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.
 3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
 4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.
 5.Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều nầy !
 6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.
 7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.
 9.Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân trọng và hãy qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

                                                -------------------------------------------
            2.Thư của một người mẹ :

             " NẾU CON THẤY MẸ NGÀY MỘT GIÀ ĐI "

                                                            Đăng tải trên Facebook




       Bức thư của một người mẹ gửi cho con với nội dung "Nếu mẹ ngày một già đi, xin con hãy hiểu..."được đăng tải trên Facebook thực sự chạm đến trái tim của những người làm con với những lời nhắn nhủ hết sức nhẹ nhàng nhưng nhói lòng cho những ai trót một lần “chê cha mẹ”. khiến cộng đồng mạng xúc động. 

      Người mẹ hiểu được mình sẽ trở thành gánh nặng cho con cái khi về già, đã viết thư chia sẻ xin con hãy kiên nhẫn một chút, cố gắng để hiểu mẹ thêm chút nữa... vì lúc con còn nhỏ mẹ cũng đã luôn bên con và hạnh phúc khi có con trong cuộc đời...
Dưới đây là nguyên văn bức thư :
 
                                                            Con của mẹ ,

      Một ngày nào đó, nếu con thấy mẹ ngày một già đi, phản ứng càng lúc càng chậm chạp, cơ thể dần dần yếu đi, xin hãy kiên nhẫn và cố gắng để hiểu mẹ thêm một chút nữa nhé...
    Khi mẹ ăn phải thức ăn dơ, thậm chí không còn khả năng mặc quần áo nữa, đừng cười mẹ, hãy kiên nhẫn một tí. Con còn nhớ mẹ đã bỏ bao nhiêu thời gian dạy con về vấn đề này hay không hả? Làm thế nào để ăn mặc đúng cách, làm thế nào để đối mặt với cuộc sống của con cho lần đầu tiên.
    Khi mẹ luôn phải lập lại nói cùng lúc một đề tài, xin con đừng ngắt quãng mẹ. Ngày xưa, mẹ kể chuyện cổ tích, mẹ luôn đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện, đến khi con từ từ chìm vào giấc ngủ.
     Khi cùng mẹ nói chuyện, đột nhiên không biết nên nói điều gì, hãy cho mẹ một chút ít thời gian để suy nghĩ. Nếu như mẹ vẫn không nói được chuyện gì, đừng nên vội vã. Đối với mẹ, điều quan trọng không phải là nói, mà là được ở cạnh bên con.
    Khi mẹ không muốn tắm rửa, đừng làm nhục mẹ và cũng đừng trách mắng mẹ. Con còn nhớ lúc nhỏ, mẹ đã từng biện bao nhiêu lý do chỉ để dỗ con tắm hay không hả?
     Khi mẹ ra đường, quên mất đường về nhà, xin con đừng nổi giận, và cũng đừng bỏ mẹ một mình vất vưỡng ngoài đường, hãy từ từ dắt mẹ về nhà. Còn nhớ khi nhỏ, mẹ đã từng biết bao lần vì con quên đường mà lo lắng đi kiếm con hay không?
    Khi tâm trí mẹ không được tỉnh táo, sơ ý làm bể cái chén, xin đừng mắng mẹ. Còn nhớ lúc nhỏ con đã từng nhiều lần vứt thức ăn xuống đất hay không?
     Khi đôi chân của mẹ mất tầm kiểm soát, hãy nâng đỡ mẹ, giống như lúc trước mẹ dìu dắt con bước đầu tiên vào đời .
    Khi một ngày nào đó, mẹ nói với con không còn muốn sống nữa, đừng giận mẹ. Sẽ có một ngày con hiểu ra, hiểu mẹ như một ngọn nến tàn không còn sống được bao lâu nữa đâu. Có một ngày con sẽ phát hiện ra, dù cho mẹ có bao nhiêu cái sai, mẹ vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất trong khả năng của mẹ.
     Khi mẹ đến gần con, đừng tỏ vẻ tội nghiệp, nổi giận hay oán hận, con phải ở bên cạnh mẹ, giống như khi xưa mẹ đã giúp con mở cánh cửa cuộc đời vậy.
     Hiểu mẹ, giúp mẹ, dìu mẹ, dùng tình thương và sự kiên nhẫn giúp mẹ đi hết quãng đời này. Mẹ sẽ dùng nụ cười và tình yêu không bao giờ thay đổi để đền đáp con.
     Mẹ yêu con, con của mẹ!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4 thg 6, 2013

Bạn đã ăn cua Huỳnh đế chưa ?

          Nhắc đến món ngon Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn mọi người chúng ta nghĩ ngay đến mì Quảng.Nhưng ai đã đến miền Trung thì không thể quên được ba  món ăn đặc sản đã đi vào ca dao :

                                                    Về Trung ăn Ghẹ Sông Cầu
                                               Ăn cua Huỳnh Đế, Sò đầm Ô Loan



      Về Quy Nhơn ăn cua Huỳnh đế

      Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã sông cầu của tỉnh Phú Yên.Quy Nhơn xưa kia là kinh đô của Chăm Pa có thành Đồ Bàn nổi tiếng, nay là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Bình Định. Quy Nhơn là một thành phố chưa phát triển nên ít điểm dừng của các tour du lịch, dù không thiếu những cảnh đẹp hoang sơ. Thiên nhiên bù đắp cho Quy Nhơn nhiều sản vật quý hiếm, đặc biệt là các loại hải sản được chế biến theo phong cách ẩm thực địa phương độc đáo ngon không đâu sánh bằng trong đó đáng chú ý nhất là món cua Huỳnh đế, loại cua chỉ có ở vùng biển từ Quảng Ngãi - Bình Định, được ngư dân vùng này tôn xưng là vua của các loài cua bởi sự độc đáo riêng chỉ có ở loài cua này, với mai cua dày và cứng, màu vàng như những chiến bào của nhà vua, xuôi theo thân là những gai nhọn li ti, que và càng to, cạnh sắc và bén như dao thật độc đáo, thịt cua trắng, thơm, nhai kỹ có vị bùi, vị ngọt và vị mằn mặn rất hấp dẫn thật xứng đáng với loài cua mang chữ đế.

           Nguyên thủy tên cua là "hoàng đế", nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của các lão ngư dân miền trung, ngày xưa khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân đánh bắt được loài cua lạ, có màu đỏ hồng như những chiến bào, hình dáng như loài rùa biển nên ăn thử. Ăn thấy ngon tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dưng lên hoàng cung. Từ đó cua huỳnh đế gọi là hoàng đế, cua vua lưu truyền trong dân gian.



         Không chỉ bởi màu sắc như những chiến bào của các vua, chúa thời phong kiến mà còn hấp dẫn bởi thịt cua thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Cua Huỳnh đế có thể chế biến các món như: hấp, luộc, rang me, rang muối, nướng ... nhưng ngon nhất và đơn giản nhất trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. 

        Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn. Mai cua có hình trái táo, càng và que ngắn hơn cua biển thông thường. Đặc biệt, đầu cua hơi dài và có nhiều râu … Cua Huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp âm lịch. Đây cũng là thời gian mà cua Huỳnh đế ngon nhất. Cua to hơn bình thường, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai, ăn rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng.


       Cua Huỳnh đế bắt từ biển lên còn sống, đem hấp cách thủy hoặc luộc, rang muối…, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế rửa sạch, sau đó cho cả con vào tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt của thịt. Khi thịt cua đã chín, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch trong đó để riêng. Gỡ thịt ở càng và thân cua, ướp với gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt, bắc chảo dầu ăn lên, phi hành củ cho thơm, để nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo đã chín nhừ, cho tất cả thịt cua vào và để sôi vài phút; cho gạch cua vào sau cùng rồi nêm mắm muối lại cho vừa ăn, thêm củ hành tây xắt mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ rồi nhắc nồi cháo xuống, cho thêm tiêu vào tô cháo, ăn khi còn nóng.
Cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Cháo cua huỳnh đế có mùi thơm đặc trưng. Ăn vào có thể tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ ,nhất là chị em đang nuôi con nhỏ.
      Còn gì thú vị hơn khi vừa ngồi thưởng thức món cua Huỳnh đế, vừa nghe âm thanh rì rào của sóng biển thổi vào, hít thở không khí mang vị mặn của biển, hay ngồi ở một vị trí cao ngắm nhìn biển cả mênh mông.

      Ghẹ sông Cầu


            Ghẹ vùng Sông Cầu (Phú Yên) to bằng bàn tay, bụ bẫm, thân mình xanh thẫm, càng và yếm lốm đốm trắng, béo mầm. Ghẹ thường được các quán ăn, nhà hàng đã đặt mua sẵn; chủ quán nhốt ghẹ trong các rọ tre rồi thả chìm xuống nước, khi nào khách cần mới lôi lên làm món. Khách ngồi hóng gió mát, nhìn trời nước bao la chừng mười phút sẽ có món ghẹ rang muối hay ghẹ luộc dọn lên thơm phưng phức, nóng hôi hổi …
         Dùng hai tay bẻ lấy đôi càng rồi nhẹ nhàng đập vỡ nó ra, chấm vào đĩa muối tiêu, đưa lên miệng để thưởng thức từ từ hương vị tuyệt vời của biển cả. Hớp ngụm bia để “lấy đà”, lột bỏ cái yếm trắng dưới bụng, bóc cái mai để lộ ra lớp thịt săn chắc trắng nõn nà và một lớp gạch màu vàng ươm. Dùng nĩa cạy lớp gạch chấm vào đĩa muối tiêu ăn trước, sau đó mới đến lớp thịt. Ăn ghẹ chớ ăn vội, cứ chậm rãi từng miếng một, hết con này đến con khác.
      Vừa ăn vừa uống bia. Khi nào cảm thấy hết thèm thì… bụng cũng đã no căng! Không thích “lai rai” thì đã có bữa “cơm ghẹ” với tô canh ghẹ, đĩa ghẹ kho rim nóng hổi, ăn cùng cơm nóng, no rồi vẫn thèm…

       Sò huyết Ô Loan


           Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh được đi vào thơ ca hò vè của xứ sở miền Trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao người trong Nam ngoài Bắc. Muốn thưởng thức món ngon này, phải chịu khó lên thuyền theo các thợ lặn ra giữa đầm, lênh đênh trên sóng nước, vừa tham quan cảnh lặn bắt sò và thưởng thức món sò huyết ngay tại chỗ. Nhớ đừng quên gia vị, thức uống và bếp lò để nướng sò.
             Các thực khách chỉ ngồi chờ trong chốc lát, người thợ lặn sẽ mang đến những con sò bụ bẫm, no tròn còn tươi roi rói. Du khách sẽ thổi lò than, đặt tấm vỉ và sắp sò lên để nướng. Thử hỏi còn có thú nào bằng cảnh ngồi trên khoang thuyền, chọn từng con sò huyết tươi rói mà mình thích nhất, tự tay mình nướng rồi cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt, béo và ngon đến “muốn nuốt cả lưỡi”…
                                                       

12 thg 5, 2013

Dầu Tiếng ngày vào hè

Ghi chú của blogger :
        Nguồn bài viết lấy từ nội dung " Chuyện bây giờ mới kể" của TTQ ,một nhà giáo hưu trí ở Bàn Cờ Q 3, kể lại cho bạn bè nghe những điều mắt thấy tai nghe qua các chuyến ngao du  tìm hiểu cảnh quan đất nước,  một thú vui của tác giả trong những năm tháng tuổi già .

                                                     **********************

         Mình và Thìn vừa đi Dầu Tiếng :
                                                  "Thanh minh trong tiết tháng ba,
                                                     Lễ là tảo mộ,hội là đạp thanh..."
              Ngẫm cũng có nhiều điều muốn chia sẻ với các bạn cho vui vậy mà !
                         Ai mà thấy vui thì nói Thìn kể thêm cho nghe nhé !
                                                                                                      TTQ
       
                                               **************************
      


Trở lại Dầu Tiếng lần này, mình cố thâm nhập vào cuộc sống tại đây để hiểu được Dầu Tiếng có mối quan hệ thâm sâu thế nào đối với hai bạn Thìn và Sáng.
       Thú thật trước đây mình chỉ hiểu Dầu Tiếng là một vùng đồn điền cao su của Pháp với những công nhân tuyển mộ từ miền Bắc vào sống tập trung theo làng. Rồi cách mạng nổ ra,Dầu Tiếng là một cái nôi của cuộc chiến tranh giai cấp với đủ mọi kiểu giao tranh khốc liệt,tàn bạo.Dân tình tản mác khắp nơi.
      Sau ngày hòa bình lập lại,Dầu Tiếng cũng được tái thiết và trồng lại cao su với những nông trường quốc doanh to lớn đan xen với tư nhân.Một năm trước đây ngành cao su ăn nên làm ra,nghe nói lương công nhân cạo mủ từ 7-8 triệu/tháng nên cũng thu hút được khá nhiều nhà đầu tư.Năm nay trở lại thì nghe nói họ muốn bán cả nông trại với giá rẻ,không hiểu ngành cao su gặp phải chuyện gì ?



        Con đường chính DT744 đi qua nhiều công trình trường học,bênh viện,các cơ quan công quyền của thị xã Dầu Tiếng hôm nay trông thật sạch đẹp với cờ hoa,khẩu hiệu rợp trời.Mọi người đều tưởng nhớ đến cái ngày cuối tháng tư lịch sử ấy với bao suy tư lo lắng,vui buồn lẫn lộn.
            Ngôi trường cũ của Thìn học thuở nhỏ vẫn còn đó nhưng bây giờ biến thành trung tâm văn hóa,thông tin,thể thao...Còn ngôi trường mới xây Ngô Quyền cũng đã được HS Thìn đổ biết bao mồ hôi công sức khiêng đất đá làm nền mà chẳng được vào học một ngày nào....



        Đây rồi chợ Dầu Tiếng với đủ các mặt hàng thiết yếu.Hoa quả Dầu Tiếng trông tươi ngon.nhất là xoài thanh ca nổi tiếng nấu canh với thịt nạc.Mua vội ít hoa quả,nhang đèn chúng tôi tranh thủ ghé chùa Hoa Nghiêm để viếng mộ mẹ Thìn.
        Con trai mẹ về đây ! Dưới cái nắng như thiêu Mẹ vẫn nằm đấy từ khi Thìn mới chập chững biết đi.Trầm ngâm,lặng lẽ Thìn phát quang cỏ dại,dọn vệ sinh và bày trái cây,hương hoa ra mời Mẹ dùng.Sao con Mẹ chẳng kể chuyện gì cho Mẹ nghe nhỉ ? Giờ đây đã 62 tuổi đầu nó vẫn cứ ít nói như một đứa trẻ thiếu mẹ từ nhỏ,lầm lũi khui thùng sơn nước màu ghi ra tô vẽ lên chiếc áo khoác của Mẹ. Thìn cảm thấy thương Mẹ vô ngần.Thương mẹ dầm mưa dãi nắng bảo bọc cho chúng con được yên ấm,trưởng thành.Thì thầm bên Mẹ,Mẹ phù hộ chúng con mỗi thằng vô một tờ độc đắc Mẹ nhé !



       Thấm thoát cũng gần 3g chiều.Từ nhà ở Q.7 Thìn khởi hành lúc 5g30 qua nhà mình và 6g thì hai đứa bắt đầu đi Bình Dương, đến 7g nghỉ ăn sáng ở chợ Thủ Dầu Một nửa tiếng, đi tiếp đến 8g dừng chân tại một quán café võng dọc đường độ 45 phút,thế mà mãi đến hơn mười giờ sáng mới đến được chùa Hoa Nghiêm.Có lẽ lần này Thìn ở bên mẹ lâu nhất thì phải.Và cũng là lần ghi một kỉ niệm khó quên : hai thằng cởi trần giang nắng 4 tiếng rồi vào chùa tắm ra thì hai cái lưng phồng rộp đỏ lựng,ngứa ngáy khó chịu vô cùng !
          Rời khỏi chùa Hoa Nghiêm hai đứa định đi tìm một quán ăn nhưng lại thấy một quán café dễ thương trước nhà thờ trung tâm.Cô chủ nhỏ người chính gốc Dầu Tiếng vui vẻ mời khách vào uống sinh tố bơ cho đđói,hàn huyên tâm sự khi biết Thìn là con trai ông thầy Xu ngày trước.Có lẽ Xuân Sáng mà gặp thì cũng có thể quen biết.Chắc là mđộ rồi đây Thìn nhỉ ? Hai thằng vui ra mặt khi cô chủ giới thiệu quán nhà là một tụ điểm giao lưu văn nghệ của bạn bè lứa tuổi trung niên,có đầy đủ nhạc cụ lẫn nhạc công sẵn sàng phụ vụ khách đến chơi văn nghệ với giá bình dị 15-20k/ly nước.Riêng tối thứ bảy lại có một ban nhạc đến chơi mà giá cả cũng chđắt hơn ngày thường 10k/ly. 
        Cô chủ nói : " Tụi em yêu văn nghệ từ nhỏ,lập ra quán này cũng chỉ cốt giao lưu với bạn bè cùng sở thích.Ông xã em là một tay chơi guitar solo nổi tiếng vùng này,nếu có dịp mời các anh đến chơi chúng em sẽ tổ chức một bữa giao lưu ra trò ! ", Thế mới biết dân Dầu Tiếng cũng máu me văn nghệ như Thìn với Sáng vậy.Chiến tranh tàn khốc qua đây cũng không xóa đi được cái nét văn hóa lãng mạn đa tình của những người con gốc Bắc đi contrat cạo mủ cao su cho Pháp.Nghe kể rằng có những ông già chơi mandoline,accordion,hát nhạc Pháp rất hay và điều này đã làm mình hết sức chú ý.



             Chiều dần buông, nắng vàng xiên ngang mắt.Chúng tôi vội cáo từ quán café Hảo sau khi dọ hỏi thêm cô chủ nhỏ về những điểm cần tới thăm ở Dầu Tiếng.Lại Núi Cậu,chùa Thái Sơn là nơi đã đi rồi năm ngoái,chỉ còn mỗi hồ Than Thở,hồ Dầu Tiếng là chưa biết thôi.Nhanh chóng quyết định,chúng tôi chạy vội ra trục lộ chính kiếm cái gì ăn đđể còn đi thăm lòng hồ Dầu Tiếng,một công trình nổi tiếng đã lâu mà ai cũng nói "chưa đến lòng hồ Dầu Tiếng thì coi như chưa đi Dầu Tiếng vậy”.
         Đi qua cầu Bến Củi,Thìn bỗng dừng lại dăm phút trầm ngâm nhìn dòng nước trôi lững lờ và nói với mình đây là đầu nguồn sông Sài gòn đấy.Chính ở nơi này,bên chiếc cầu tàu ấy mình đã trốn học ra tắm sông bị mất hết quần áo đành ở truồng lủi về nhà chịu đòn.Dấu ấn tuổi thơ vẫn còn đó.Thôi được rồi mình sẽ bấm cho bạn vài bô ảnh gọi là ghi nhớ nửa thế kỷ sau tại nơi này,Thìn đã trở lại với quần áo đầy đủ bảnh toỏng nhé !
 



       Đảo qua thị trấn giờ này kiếm quán ăn hơi khó.A đây rồi đã có Lỷ Kí Mì Gia,một cái tên khó quên vì bên cạnh quán kem ly kem ký và tiệm bánh kem Bons (?) gì đó quên mất tên rồi.Một tô mì hai dắt to đùng ăn xong muốn xỉu chỉ phải trả 20k thật quá rẻ ! Ăn uống xong xuôi chúng tôi vội trực chỉ lòng hồ Dầu Tiếng vì lúc này cũng hơn 4g chiều rồi. Dự kiến đi khoảng nửa tiếng,thăm hồ một tiếng rồi quay về Saigon ngay vì trời tối khó đi hơn.
          Từ trục lộ chính thị xã Dầu Tiếng,rẽ trái đi về tỉnh Tây Ninh là một con đường êm ắng lạ thường, thỉnh thoảng có vài chiếc xe honda chạy ra chừng như đưa các gia đình đi chơi lễ trở về.Những hàng cây cao su dày đặc,cao vút hai bên đường ngả mình như đón chào khách quý.Lần lượt bỏ qua các ngã ba rẽ vào Núi Cậu và Hồ Than Thở,chúng tôi đã tới một ngã ba cuối đường có cổng chào bên trái đi vào khu du lịch lòng hồ.Vào sâu trong đó khoảng 3 cây số thì bắt đầu nhận ra những công trình quản lý ven hồ và các đập nước hiện ra bên phải đường vào.



         Lòng hồ Dầu Tiếng quả là rộng lớn,chiếm diện tích 270 km2 .Xa xa ta nhìn thấy ngọn núi Bà hùng vĩ dưới ánh tà dương và cảnh ráng chiều thật là thơ mộng.Nước được trữ ở đây lên tới 1,5 tỷ m3 cung cấp tưới tiêu,sinh hoạt cho các vùng lân cận như Tây Ninh,Củ Chi,Long an,Bình Dương,Bình Long,các khu vực phụ cận Sài gòn ...qua ba cái đập xả ra 3 hệ thống kênh dẫn là sông Saigon,kênh Tây và kênh Đông dài hàng trăm km...Mùa này mực nước thấp,dân câu bò xuống tới mép nước ngồi thả câu cá lăng chung quanh hồ rất nhiều.Tuy vậy,khi xuống các đập xả và các cống thoát ra kênh thì nước vẫn ầm ì tuôn ra như sóng cuộn.


          Đã có thời bờ hồ Dầu Tiếng nổi tiếng là một khu du lịch đình đám đón khách từ khắp nơi đến tham quan thưởng ngoạn và thụ hưởng các thú ăn chơi nhất dạ đế vương trên thuyền dưới bến; nhưng từ khi các nhà chức trách có thẩm quyền nhìn thấy vấn đề môi sinh và an ninh an toàn xã hội nên đã xiết chặt quản lý,bài trừ tệ nạn xã hội,đóng cửa các nhà hàng khách sạn chuyển sang hướng khai thác lành mạnh,an toàn vì đây là một công trình thủy lợi chiến lược cấp quốc gia,một công trình thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho ngành nông nghiệp nước nhà.
        Cây phượng vĩ trồng bên hồ trổ hoa đỏ rực cả một vùng trời báo hiệu mùa hè đang đến gần.Từng tốp học sinh nam thanh nữ tú đèo nhau đến bên hồ chơi lễ, chụp ảnh kỷ niệm, có lđể họp nhau lần cuối rồi chia tay mãi mãi ...Nhìn các em tự dưng mình nhớ lại cuối thời đi học,cũng bịn rịn chia tay và đến giờ vẫn còn có bạn chưa gặp lại. Đúng là nỗi buồn hoa phượng thật : “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn ...,...”
       Chụp vội vài tấm ảnh ráng chiều bên hồ Dầu Tiếng thật đẹp,lòng mình thầm cảm ơn tạo hóa đã ban cho sự trễ tràng đầy may mắn này những khoảnh khắc vàng trong nhiếp ảnh.

 

         Tạm biệt hồ Dầu Tiếng lúc 5g40 PM khi những tia nắng vàng yếu ớt dang tay chống đỡ cho buổi chiều chậm tối lại,hai thằng lao ra thị trấn Dầu Tiếng và quay đầu về phía Saigon với một tốc độ hết mức là 80 km/g.May mắn không có chàng giao thông nào gác đường,bọn mình thoát khỏi một cung đường khá dài trong khoảng thời gian ngắn là 30ph thì trời chập choạng tối.Đấy là lúc xe tới ngang biển hiệu hết xã Thanh An bắt đầu vào xã Thanh Tuyền,rồi qua Bến Súc và vđến Địa đạo Củ Chi đúng 6g23ph chiều thì trời nhá nhem tối hẳn.Thôi cũng đáng mừng vì đến đây cũng chỉ còn khoảng hơn 40 cây số nữa,cứ tàng tàng kiếm chỗ ăn nghỉ một lát rồi cứ 20Km/g ta tiến về Saigon thì tới nhà khoảng 9g tối là cùng.Định thế nhưng đi mãi chẳng có quán ăn hoặc cafe võng nào để nghỉ cả,mà đường sá ngày càng đen kịt.Tiếng ve sầu,cóc nhái...rên rỉ não nuột. Thỉnh thoảng các xe chạy ngược chiều lại pha thẳng đèn vào mắt khiến Thìn giật mình càng giảm dần tốc độ . Về đến chợ Phú Hòa Đông thì các hàng quán đang dẹp,may quá còn một chị bán chè trước chợ nên Thìn tấp vào đánh một lúc 3 chén chè bà ba,xôi nước,chè bắp đến no kềnh...Hỏi thăm chị bán chè có quán cafe võng nào gần đây không thì được chỉ đi tiếp sẽ có thiếu gì.Thú thật lúc này hai thằng đã quá mỏi lưng và rát vai,hai mắt cứ nhíp lại chỉ chực ngủ.Bỏ qua một vài quán võng trông không mấy tiện nghi,hai thằng ghé vào một quán giải khát sân vườn rộng rãi thoáng mát,có hai hàng võng hai bên.Nhẹ nhàng dẫn chiếc xe vào tận trong quán ngay bên võng nằm,cả hai chúng tôi như đổ phịch xuống võng...Lát sau cô chủ quán bước ra hỏi các anh uống gì ? Tôi gọi sinh tố nhưng cô chủ cáo lỗi ở đây khách ít dùng sinh tố nên chỉ bán café nước ngọt.
           _ Vậy xin cô cho hai ly café đá đđầu võng giùm.
   Thế là Thìn được dịp chợp mắt một tý khoảng 30ph.Còn tôi thì được dịp ngả lưng, ưỡn bụng,vặn người,co duỗi tay chân thật quá đã ! Café võng thật là một phát minh vĩ đại ! Café võng muôn năm ! Lúc bấy giờ đồng hồ trên điện thoại của tôi chỉ 8g PM.
        Tuy quá đã và hoan nghênh café võng lúc này,nhưng trong lòng tôi vẫn băn khoăn một cảnh báo của bạn Bình về hiện tượng café chết máy và lời bình của bạn Sáng vđạo đức lối sống ngày càng xấu đi của một bộ phận thanh niên...Thôi kđi,cái gì xuất hiện trên đời này cũng có hai mặt. Tại sao mình không biết lựa mặt tốt mà dùng nhỉ ? Thìn cứ ngủ đi để tý nữa có sức mà lái xe,còn mình coi chừng xe lúc này cho.
       Vả chăng mình cứ sống tốt thì cái đẹp sẽ đến với mình.Đời là một sự sẻ chia mà hạnh phúc nhất là sự cho bớt những gì mình thừa thãi.
        Một lúc sau từ trong nhà có bóng người đàn ông bước ra mon men tới chiếc võng kế bên Thìn.Ông nhìn bọn tôi dáo dác,rồi nằm xuống võng đu đưa tay phe phẩy chiếc quạt ra chiều không ngđược.Thìn nghe tiếng ông đu đưa võng và phe phẩy quạt nên dụi mắt nhỏm dậy .
_Quý ông hình như... đâu tới đây thì phải ?.
        Té ra quán thấy bộ dạng chúng tôi khác thường nên đâm lo.
_Dạ chúng tôi hưu trí đi chơi đường xa qua đây mệt quá nên vào nằm nghỉ chút bác ơi !
_Ừ thì bữa nay là lễ lớn mà, mấy ông ăn mừng dữ lắm ! Nghe nói 10g còn bắn pháo bông trên Saigon nữa .
_Bác không đi chơi đâu à ?  Thìn hỏi.
_Tôi già rồi đi đâu chơi được nữa ? Bảy tư tuổi rồi ! Vậy mà hồi nãy dòm mấy chú tôi cứ nghĩ khoảng nhiều lắm là 50 tuổi ! Mấy chú có mệt vô sau nhà có nước rửa mặt cho khỏe ? .
_Tụi tôi đi chùa trên Dầu Tiếng từ sớm, giờ về ngang đây mệt quá lại buồn ngủ nữa chứ ! Thiệt là mấy cái võng này quá hay !
         Cô chủ quán nghe chuyện chúng tôi nói với cha mình nên cũng vui vẻ góp ý thêm :
_ Trời mấy chú công đức thiệt vậy mà cứ tưởng đi chơi lễ không hà. Con cũng là phật tử thường xuyên đi chùa Linh Sơn từ năm 14 tuổi đây ! Thiệt là mừng khi gặp mấy chú. Dịp nào đi ngang qua đây mấy chú ghé con uống nước nhe ! Quán con là café sân vườn có biển hiệu “Lưu luyến” đàng hoàng, mấy chú khỏi lo ! .
         Từ chỗ lo lắng,nghi ngại cha con cô chủ quán Lưu Luyến ở Tân Thạnh Tây lại tỏ vẻ trân trọng những người khách lạ mặt bỗng nhiên đến với mình.Ông hỏi han nhà đâu và chđường đi cho gần.Chắc thuở trước ông cũng đi lại nhiều nên nói rất chính xác từng con đường đi qua Q.7 và hơn nữa là khoảng cách từng đoạn đường mà Thìn đã nhẩm tính không sai là còn đúng 40 cây số.



      Rời quán Lưu Luyến đúng 8g30 PM trong sự lưu luyến thật lòng của cô chủ,không biết có phải thế không mà hai ly phê đá võng chỉ lấy có 20k, chúng tôi cảm ơn sđón tiếp và hứa có dịp sẽ ghé lại.
       Trên đường về hai anh em cứ mải nghĩ lại những gì đã diễn ra trong ngày mà trong lòng vui sướng hẳn lên.Cái mệt mỏi,rát lưng đã bị bỏ quên đằng sau những chuyện kể cho nhau nghe ,và Thìn cũng đưa mình về tận nhà rồi trở về nhà mình bằng một tốc độ chậm nhất có thể cho an toàn.
Đó là nơi Thìn đã ra đi từ 5g30 AM và trở về đúng 10g30 PM. Sáng hôm sau ngủ dậy xem lại cái đồng hồ km trên xe honda thì nó chỉ hai số cuối là 80 mà khi bắt đầu rời hồ Dầu Tiếng lúc 5g40ph PM nó chỉ số 02.
             --------------------------------------------------------------------------------

Chú thích của tác gi

Thìn,Sáng,Bình là những bạn đồng nghiệp hồi còn dạy học ở Long Thành Đồng Nai.


HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..