30 thg 12, 2010

Xem vài Slideshow PPS tất niên

1/Mừng cháu nội về nhà

2/Đầu năm đi chơi Văn Thánh

===============================================================================

3/ Nhớ Sài Gòn

(PPS hơi dài,các bạn có thể download trực tiếp về máy theo link : http://www.fileden.com/files/2010/12/31/3049055/My%20Documents/NHO%20SAIGON%20.pps )
=============================================
4/ Họp mặt cựu học sinh trung học Phan Bội Châu Phan Thiết
đầu xuân Canh Dần (Học chung trong những năm 1956-1962 )

See more presentations by mruthano Upload your own PowerPoint presentations
=============================================================================
Ghi chú :
_Click icon tam giác (giữa) để bắt đầu xem
_Click icon vuông (dưới,góc phải cạnh menu) xem full screen
video.

19 thg 10, 2010

"Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người"

       Một người bạn vưà gửi cho tôi bài viết dưới đây .Thấy nó thực hành đơn giản ,bổ ích cho tất cả mọi người, tôi đưa lên blog để mọi người đọc,chỉ cho con cái phòng khi hữu dụng.

           "Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người"
          A NEEDLE CAN SAVE THE LIFE OF A STROKE PATIENT

                   Kính thưa quí vị,

             Có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạngngười trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặcmột cây kim thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu,một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
          Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh,đừng cuống quít.Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra.Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc“rút máu”.
           Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm, thì tốt nhất,nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.
1. Trước hết, chúng ta hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2. Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vàođầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3. Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4. Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏgiọt.
5. Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6. Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai củabệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7. Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọttừ mỗi dái tai.
          Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức củaTổ Tiên họ.
          Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%.Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ,tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói “Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não”.Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy,và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóngrồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.
            Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để ápdụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnhlại và được phục hồi 100%.Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

Tuổi già hãy "Mắc kê nô" !


                                                     Tác giả: Chu Dung Cơ – Thanh Dũng dịch

        Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái. Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày...
       Hanh phúc do mình tạo ra.Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
         Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó.
         "Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh" hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là  của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.Cha mẹ yêu con là vô hạn ,con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư ? chỉ còn cách đấy. Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
         Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
        Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
       Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thểyên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
         Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
       Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong. Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng giải quyết một vấn đề thì nên nghe già.
        Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì khôhg đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu... mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI". Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống...) Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh...) . Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh....ĐỀU LÀ MUỘN. Phẩm chất sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách suy tưởng : Suy tưởng hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng suy tưởng hướng lợi để xây dựng cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Suy tưởng hướng hại là suy tưởng tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết
        "Tiêu khiển" là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
        "Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh...Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp. Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu...Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh. "Cuộc sống tuổi già nên có nhiều bạn gìà trong nhiều thành phần, nhiều mẫu người với nhiều màu sắc khác nhau trong xã hội. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc. Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
            Tại sao khi về già người ta hay hoài cổ "hay nhớ lại chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.
          Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. "SINH - LÃO - BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN .

27 thg 8, 2010

Chuyện ông lão bán báo ven đường

( Bài viết này đã đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần số 34 ngày 29.8.2010 )

Sáng chủ nhật trời mưa rả rích.Tôi khoác áo mưa đi đến lò bánh mì Dona chỉ cách nhà không đầy 5 phút đi bộ.Mua xong thì mưa đã tạnh,tôi ghé sang bên kia đường mua số báo Tuổi Trẻ cuối tuần.Một hình ảnh nao lòng đập vào mắt tôi : ông lão bán báo đứng co ro cạnh cột điện bên đường . Những tờ báo bầy la liệt thường ngày trên lề đường giờ đã được cuốn lại thành bó để trên bóp-ba-ga xe đạp.Tôi cảm thông nỗi buồn của ông lão :cơn mưa kéo dài thì báo bán rất chậm và báo ế bây giờ không còn được trả lại như thuở trước.
Vừa nhác thấy tôi ,ông lão không đợi hỏi đã lục trong xấp báo lấy ra đưa .Tôi lấy tiền trả ông và an ủi :” Hôm nay chắc nhiều người ngại mưa lười đi mua báo ha ông ?” Ông cười giả lả:”Tôi không lo báo ế đầu chú ơi ! Đa phần khách mua báo của tôi là khách quen .Tạnh mưa thế nào họ cũng đến lấy.Mà hôm nào báo có đọng lại nhiều tôi đem gửi nhờ những xạp báo ở bệnh viện 115 bán dùm .Mấy chỗ này bán suốt ngày , ế cũng chẳng bao nhiêu.”Như để chứng minh cho lời giải thích của ông ,vừa ngớt mưa liên tục có người ghé mua báo .Ai cũng ra đi chóng vánh vì họ vừa dừng xe là ông đã cầm sẵn những tờ báo trong tay rồi .
Ông lão chìa tờ giấy bạc 10 ngàn và bảo tôi :” Cái ông nhà giáo về hưu này thương tôi lắm .Ngày nào cũng lấy 2 tờ TT và TN và đưa tiền chẵn ,không khi nào nhận 2 ngàn thối lại.Tôi nhớ mãi cái hôm ông giáo mua báo lần đầu đưa tôi tờ 5 chục ngàn rồi đi luôn .Tôi gọi lại trả ông giáo mới hay mình đưa lộn tiền.À, để tôi cho chú coi cái này .” Ông lui cui lục trong chiếc túi nhỏ giơ cho tôi xem cái thiệp cưới mầu đỏ và cười :” Hà hà !...Chú xem này, hôm qua một ông bác sĩ bệnh viện 115 mua báo quen từ mấy năm trước gửi cho tôi thiệp mời dự tiệc đám cưới con trai ở nhà hàng BV quận nhất .Nghe đâu tiệc đặt ở đây sang lắm sợ phải đi tiền nhiều ,tôi không dám nhận nhưng ông bác sĩ nói tôi đừng ngại tốn kém gì cả .Tiền mừng không thành vấn đề .Chỉ cần tôi có mặt là ông vui lắm rồi .”Đợi tôi mở xem xong chiếc thiệp ,ông lão cất lại cẩn thận vào chiếc túi rồi ngước mắt nhìn tôi phân bua :” Ông ta nói thế chứ tôi tính rồi ,sẽ bỏ phong bì đúng mức để không ai xem thường mình .”Vừa lúc đó trời mưa trở lại có phần nặng hạt hơn .Tôi chào ông ra về .
Hình ảnh ông lão bán báo ven đường thật thà,vui tính được nhiều người yêu mến còn đọng lại trong tâm trí tôi suốt cả đoạn đường .

20 thg 8, 2010

Tôi tham dự Buổi giao lưu tri ân bạn đọc Tuổi Trẻ




............Tôi hơi bất ngờ khi nhận được thiệp của ban biên tập Tuổi Trẻ mời tham dự buổi giao lưu tri ân bạn đọc tổ chức tại toà soạn sáng chủ nhật 15-8 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập báo.Cầm thiệp tôi phân vân do dự bởi sáng chủ nhật trùng với ngày giỗ bà mẹ vợ.Nhưng bà xã tôi thông cảm bảo:”Mình cứ tham dự buổi giao lưu đi. Lúc về nhớ ghé bên ngoại thắp nhang bàn thờ là được rồi.”Lớn tuổi thường hay quên nên tôi dặn đứa con trai ngày chủ nhật nhắc bố đi họp.Nhưng việc lo xa đó là thừa bởi toà soạn Tuổi Trẻ khá chu đáo : trước 1 ngày gọi điện thoại hỏi tôi đã nhận được thư mời chưa và nhắc lại giờ giấc dự họp .Nào đã xong đâu, sáng sớm 15.8 tôi còn nhận được thêm một cú phôn dặn đến toà soạn sớm để có thời gian chụp hình lưu niệm .

........... .. .................................Bạn đọc giao lưu

........Sáng 15.8 khi đến toà soạn ,tôi được nhân viên lễ tân chào đón ngay từ tam cấp .Họ hướng dẫn tôi vài khách mời khác dùng thang máy đi lên hội trường lầu 4 là địa điểm tổ chức buổi lễ . Ra khỏi thang, khách được mời ngồi nghỉ tạm trên những chiếc ghế salon nệm mềm nhiều mầu sắc.Tôi ngó quanh thấy hội trường báo Tuổi Trẻ rộng thênh thang và bề thế nếu so sánh với hội trường của một ,hai tờ báo khác mà tôi có dịp ghé qua.Hội trường chia làm 3 phần :hành lang nối thẳng từ thang máy ra phía trước là chỗ tập kết khách mời.Khu vực bên trái rộng nhất có nhiều dãy ghế xếp theo hình chữ U hướng vế sân khấu .Khu vực bên phải chắc dành làm nơi liên hoan vì tôi thấy có bát và ly úp sẵn trên những bàn tròn phủ khăn .
........Lúc ấy mới hơn 8 giờ rưỡi ,nhìn cả hội trường tôi thấy chưa quá 2 chục người hiện diện .Trong thời gian chờ đợi ,tôi làm quen với một bác lớn tuổi ngồi ghế bên cạnh mình .Bác niềm nở bắt tay và tự giới thiệu mình là Đỗ Chỉn Chía .Tôi chợt nhớ ra đây chính là nhân vật được giới thiệu trên báo là người đang giữ một kho lưu trữ đồ sộ các báo Tuổi Trẻ cũ mà tờ phát hành lâu nhất là số báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ sáu 1-10-1975.Trong câu chuyện ,bác cho biết mình năm nay 68 tuổi ,có quán bán cà phê ở Hốc Môn .Tôi mỉm cười hỏi cho vui:” Có phải bác đã mắng vợ té tát vì bả lỡ lấy mấy tờ báo cũ để học cắt may ?” Bác Chỉn Chía gật đầu cười :”Quả có vậy.Cũng vì tui quý báo Tuổi Trẻ .”Bác bộc bạch thêm :”Đọc Tuổi Trẻ, tôi khoái mục Chuyện thường ngày lắm .Cái ông Bút Bi viết chơi mà như thật ,thật mà như chơi, rất sâu sắc.”
.

............................... ...................... . ... Ông Đỗ Chỉn Chía

.........Đang nói chuyện ,hai nhân viên toà soạn bước lại chỗ chúng tôi ngồi.Một người nói :” Cháu mời 2 chú ra chụp hình .”Tôi và bác Chỉn Chía đi theo chỉ dẫn ra một góc hội trường thấy từng người khách được mời đứng cạnh tấm panô lớn vẽ logo báo Tuổi Trẻ ở bên trên ,hàng chữ Giao lưu tri ân bạn đọc ở giữa và phù điêu Tuổi Trẻ 35 năm ở dưới .Tôi nhường bác Chỉn Chía chụp trước , đứng ngó các tranh vẽ khổ lớn dàn dựng nối tiếp nhau quanh hội trường .Mỗi tấm mang nội dung phản ánh các chủ đề bài viết trên báo .Có tấm ghi số liệu cùng ngày tháng .Có tấm chỉ vẽ hình ảnh . Tấm nào ra tấm nấy phản ánh từng chặng đường phát triển của báo Tuổi Trẻ .

.....................................Góp ý với báo ban biên tập Tuổi Trẻ

.........Chúng tôi chụp hình xong thì cũng vừa lúc loa phóng thanh vang lên mời mọi người vào hội trường ổn định chỗ ngồi để chuẩn bị khai mạc buổi họp mặt.Tôi và bác Chỉn Chía ngồi cạnh nhau ở dãy ghế hàng ngang đầu tiên ngó lên sân khấu.Trên mặt bàn ,tại mỗi vị trí ghế đã bầy sẵn tự bao giờ chai nước lọc ,đĩa trái cây.Nhác trông toàn cảnh hội trường ,tôi thấy có khoảng hơn 50 người tham dự ,đa phần đều lớn tuổi ,nam nhiều hơn nữ.Liền trước mặt tôi ,có hai vợ chồng bạn đọc lớn tuổi cùng đến dự.Họ có lẽ nhiều tuổi nhất trong buổi giao lưu .Tôi xin phép chụp tấm hình ,cụ ông mỉm cười gật đầu .Sau đó cụ tự giới thiệu tên mình là Nguyễn Thừa Nghiệp,87 tuổi ,có người anh rất nổi tiếng là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. .


.............................................Vợ chồng cụ Nguyễn Thừa Nghiệp

........Mở đầu buổi giao lưu là tiểu phẩm thể hiện bài báo “Bà cụ mong một lần tới thăm tòa soạn”.Cụ bà Lê Thị Liên - nhân vật thực ngoài đời nhiều năm đọc báo Tuổi Trẻ cho chồng, tới ngày cụ ông mất, vẫn giữ thói quen đọc báo và đặt báo Tuổi Trẻ lên bàn thờ ông mỗi ngày- được mời lên sân khấu giao lưu khi phần diễn xuất kết thúc . Cụ đã rất xúc động khi nghe người dẫn chương trình đọc lại 2 câu thơ mình viết trong những dòng ai điếu khi cụ ông Lê Văn Sâm (chồng của cụ Liên) qua đời cách đây một tháng :
........................................... .. ........Ly cà phê sữa để kia,
..................................... .... ...Tờ báo Tuổi Trẻ ai nghe bây giờ ? .

....................................................Cụ bà Lê Thị Liên

...........Tiếp tục buổi giao lưu ,toà soạn Tuổi Trẻ giới thiệu một số bạn đọc thân thiết tiêu biểu đã đồng hành gắn bó với báo suốt mấy chục năm qua . Có thể kể ông Đỗ Chỉn Chía, ông Phạm Tiến Thuật, PGS.TS Lê Chí Hiệp, thầy giáo Nguyễn Thanh Hùng Hai,cô giáo Lê Thị Thanh, đạo diễn Nguyễn Tường Phương,chị Trương Bạch Ngọc…Xen kẽ có tiểu phẩm ”Tặng cả gia sản cho Tuổi Trẻ “ thể hiện tấm lòng của cố luật sư Đinh Lâm tặng toàn bộ 500 đầu sách trong thư viện của mình cho toà soạn qua người em trai tên Đinh Hải.Nghệ sĩ Thế Vinh và ca sĩ Thủy Tiên làm ấm thêm cuộc hội ngộ với ca khúc Hãy yêu nhau đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
.
........Buổi giao lưu sôi động linh hoạt hẳn lên khi bước sang phần thứ hai với các ý kiến đóng góp xây dựng cho Tuổi Trẻ .Tất cả bạn đọc khi phát biểu đều thể hiện những tình cảm rất quý mến, trân trọng dành cho Tuổi Trẻ. Nhà giáo Nguyễn Thanh Hùng Hai là người đầu tiên góp ý. Thầy đã làm cho cuộc giao lưu sôi nổi hẳn lên khi cứ “xin thêm ít phút”.Thầy Hùng Hai trích dẫn một câu mà ông tâm đắc trong bài viết của ông Diệp Văn Sơn “ Làm người trung bình thì cuộc đời tròn trịa hơn là kẻ xông pha, hào kiệt. Nhưng dù có va vấp tôi vẫn mong Tuổi Trẻ không bao giờ là người trung bình.” để kết luận : “Tôi cũng mong Tuổi Trẻ không là người trung bình”.Ông Phan Trọng Hiền, viết cho Tuổi Trẻ từ năm 1976 đến giờ, nói một câu cảm động : “Tôi cộng tác với Tuổi Trẻ đã lâu, trước giờ những bài tâm đắc nhất tôi đều dành gửi cho Tuổi Trẻ, nhưng hiện nay những bài tôi viết thường gai góc, Tuổi Trẻ ít đăng”. Ông mong Tuổi Trẻ cần xem lại việc biên tập của mình, cần mạnh dạn hơn để Tuổi Trẻ xung kích đi đầu, chứ đừng lui về vị trí trung bình.Cùng một quan điểm , đạo diễn Nguyễn Tường Phương cho biết: “Xưa nay tôi có thói quen bắt đầu một ngày với tờ Tuổi Trẻ và ly cà phê, gần đây phân vân nên đọc Tuổi Trẻ hay tờ nào khác”. Và vì vẫn yêu Tuổi Trẻ nên ông nói “rất mong Tuổi Trẻ trở lại như trước.”

................................ ....Phòng làm việc của các phóng viên Tuổi Trẻ

...........Kết thúc buổi giao lưu, tổng biên tập Phạm Đức Hải nói: “Tuổi Trẻ chỉ có thể đạt được những kết quả như thông tin nhanh, thông tin nhiều, số lượng phát hành lớn, doanh số cao khi có được sự tin tưởng, yêu quý của bạn đọc. Chúng tôi hiểu phải mang những sản phẩm báo chí tốt, hay, độc đáo đến bạn đọc thì mới xứng đáng với tình yêu thương ấy. Và mong bạn đọc sẽ luôn đồng hành cùng Tuổi Trẻ.Chúng tôi luôn lắng nghe những đóng góp của bạn đọc. Gần đây Tuổi Trẻ có lúc phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng có những chuyện Tuổi Trẻ vẫn theo đến cùng. Chúng tôi đang cố gắng hết sức. Trong phần quà gửi tặng bạn đọc hôm nay có hai quyển sách “Chung một con đường” và “Những ngòi bút lửa”, hai thông điệp đó của chúng tôi là dù chúng ta ở đâu, nghề gì đều chung một con đường làm cho đất nước, xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Tất nhiên làm báo phải có tính dự báo, phải sắc sảo... nhưng nếu lỡ Tuổi Trẻ có đi chậm một chút, vì bị té, bị nạn thì cũng xin bạn đọc thương mà đừng trách...”

..............................................Quà tặng các bạn đọc thân thiết

..........Tiếp nối chương trình ,toà soạn Tuổi Trẻ mời các bạn đọc thân thiết lên sân khấu để tặng quà và chụp hình lưu niệm .Mỗi người được ông Tổng biên tập trao tận tay một bó hoa tươi và kỷ niệm chương .Ông mời toàn thể mọi người cùng chụp chung với mình tấm ảnh đánh dấu ngày hội ngộ đáng nhớ hôm nay .
.


.........Sau phần chụp hình lưu niệm ,các bạn đọc thân thiết được phân làm 2 nhóm đi theo hướng dẫn viên tham quan toà soạn Tuổi Trẻ .Có lẽ đây là cơ hội hiếm có để được nhìn tận mắt cơ ngơi một tờ báo lớn hàng đầu tại Việt Nam từng được phong tặng là tờ báo 4 nhất (Thông tin nhanh nhất – Nhiều tin tức nhất – Số lượng phát hành lớn nhất – Doanh thu lớn nhất ) nên ai cũng hồ hởi tham gia.Chỉ tiếc rằng hôm nay nhiều phòng đóng cửa nên người xem không thấy được các mắt xích của guồng máy Tuổi Trẻ chạy đồng bộ ra sao để kịp cho ra mấy trăm ngàn số báo trước 3 giờ sáng.Những nơi tôi dừng lâu để quan sát là thư viện và phòng làm việc của phóng viên.Thư viện thật đồ sộ với những kệ sách nhiều tầng chứa đủ mọi loại mục để các phóng viên khi cần tra cứu thì có ngay.
.............Tôi hơi thất vọng khi tham quan nơi làm việc của các phóng viên. Tưởng hôm nay được có cơ hội gặp gỡ trao đổi với các cây bút gạo cội của Tuổi Trẻ nhưng hóa ra chẳng thể .Hôm đó tôi chỉ tiếp cận được với một phóng viên khá xông xáo ngoài thực tế cuộc đời khi tham quan bàn làm việc của chị Thủy Cúc .Toan nói đôi điều cảm thông khâm phục nhưng mới mở lời hân hạnh được gặp ,từng đọc bài viết của chị trên Blog…thì chị đã vội lắc đầu phủ nhận nên cụt hứng chả biết nói gì thêm.Dẫu sao tôi cũng còn chút an ủi khi chụp được vài tấm hình ghi lại những công đoạn làm báo trước lúc lên khuôn.
. .................................Bản nháp một trang báo Tuổi Trẻ trước khi lên khuôn

..........Cũng vì thời gian buổi giao lưu lố giờ nên tiệc liên hoan bị chậm trễ.Phải đến gần 1 giờ trưa mọi người mới ngồi vào bàn .Tôi và bác Chỉn Chía lại ngồi cạnh nhau .Tổng biên tập Phạm Đức Hải cũng chung bàn với chúng tôi .Tôi không bỏ qua dịp gần gũi này để nêu những cảm nghĩ của mình mà lúc giao lưu chưa kịp nói :”Tuổi Trẻ chưa đi đến tận cùng một vài vấn đề trong số có cả vấn đề chính mình khai phóng .Tuổi Trẻ còn né tránh những việc khó khăn ,nhạy cảm …Đơn cử trong một bài góp ý trước đây tôi có đề xuất Tuổi Trẻ nên có phóng sự điều tra về những tiêu cực trong việc gọi thanh niên thành phố đi nghĩa vụ quân sự nhưng không thấy hồi âm.”Đáp lại ,Tổng biên tập nói:"Không phải Tuổi Trẻ không nhìn thấy nhưng vấn đề này chúng tôi đang tìm hiểu khi thuận tiện sẽ làm."

............................................... Tiệc liên hoan cuối buổi giao lưu

........Trong buổi tiệc liên hoan cuối giao lưu,một vài bạn đọc tiếp tục làm thơ tặng báo Tuổi Trẻ . Một bạn đọc ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương là bà Ngọc Loan đọc 4 câu thơ nói lên tình cảm gắn bó và mong mỏi của mình với Tuổi Trẻ :
.... .................... ...... .........Ba lăm Tuổi Trẻ ngọt bùi
...................... ...... ......... ..Mượn dòng thơ tặng cho bùi sáu câu
.[................... ...... . ..... .....Không mong nhà trệt nhà lầu
......................... ............ .. Chỉ mong Tuổi Trẻ đi đầu thông tin .

........Gần 2 giờ chiều bữa tiệc mới tàn.Trước lúc chia tay ,Tổng biên tập thay mặt toà soạn nói lời cảm ơn và tặng quà đợt 2 cho mọi người .Ai cũng tươi tắn tay xách nách mang nhiều hộp quà khi bước vào thang máy.Tôi không ngờ hôm nay Tuổi Trẻ tặng quà cho bạn đọc nồng hậu như thế này.Tôi nghe một người nào đó đứng phía sau mình phát biểu :”Hôm nay chúng ta “được ăn ,được nói ,được gói mang về.Hẹn gặp lại sang năm các bạn nhé !” Nhưng nào đã hết đâu bởi khi ra đến cổng ,anh bảo vệ lại trao thêm mỗi người một cái giá để báo bằng gỗ gõ gồm 6 mảnh tháo rời đựng trong một cái hộp carton khá lớn.Báo hại ông già tuổi đã “cổ lai hy” như tôi mệt lử người mới chở được hộp quà cồng kềnh này về đến nhà . ...


................................ .............Quà nhận lúc ra cổng : Cái giá để báo

..........Trên đường về, tôi thầm nghĩ phần lớn bạn đọc Tuổi Trẻ đến với buổi giao lưu mái tóc đã điểm sương.Họ khác nào những chiếc lá vàng trước gió ,biết sang năm còn đủ khi gặp lại hay không ? Nhưng với họ, ngày 15.8 hôm nay thật đặc biệt vô cùng. Nhiều người không ngại đường sá xa xôi đến dự buổi họp mặt. Ai cũng có tấm lòng với tờ báo mình ưa thích .Biết nhau qua trang báo , gặp nhau trong buổi giao lưu ,ra về trong lưu luyến .Họ hoà chung niềm vui trong buổi họp mặt có nhạc ,có thơ ,chan hòa những tiếng cười nói cảm thông.Ngày hôm nay toà soạn Tuổi Trẻ thật đông vui và đáng nhớ.Họ chia tay trong lưu luyến.Có bạn đọc nói :"Giá như mình có được danh sách ,địa chỉ mọi người tham dự thì hay biết mấy !" Thiết nghĩ đó không phải là một ý kiến dở .Bản thân tôi lại mong ước nhân dịp giao lưu đáng nhớ này ,toà soạn nên làm một tập kỷ yếu ghi lại quá trình hình thành phát triển của báo Tuổi Trẻ suốt 35 năm qua.Một chặng đường dài biết bao gian khó ,không ít lần vấp té nhưng cũng rất đáng tự hào khi nhìn lại các thành quả đã đạt được.

____________________________________________________
Click Xem video buổi Giao lưu
----------------------------------------------------------------------------



16 thg 8, 2010

“Cần có nhiều người như chị Xuyến”

Bài viết theo chủ đề "Tuổi Trẻ và Tôi "" nhân báo Tuổi Trẻ tròn 35 tuổi Thêm Ảnh

. .....Từ ngày về hưu ,ông Nguyễn dùng thời gian nhàn rỗi viết lách xem đó như thể cách tiêu khiển tuổi già .Thỉnh thoảng có được một hai bài viết được đăng báo ông vui vui vì nghĩ ngòi bút của mình cũng chưa tà.Trong những báo phát hành ở Sài Gòn ,ông Nguyễn ưng bụng tờ Tuổi Trẻ nhất bởi tờ báo quan tâm nhiều đến các lĩnh vực dân sinh ,có nội dung thông tin đa dạng, trung thực và phong cách chuyên nghiệp.”Bạn đọc viết” là trang mục trên báo ông tham gia thường xuyên. Những năm đầu ,hàng tháng ông có bài viết được đăng .Các năm gần đây,do bân bịu việc sửa nhà cửa ,chuyện con cái lập gia đình ,phần cũng do con số độc giả gửi bài cho mục ”Bạn đọc viết”ngày càng đông đảo ,bài của ông chỉ còn xuất hiện lai rai.Nhưng những bài “Góp ý xây dựng Tuổi Trẻ “ mà ông gửi đều đặn mỗi năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập báo đã được ban biên tập ghi nhận và trân trọng gửi lời cám ơn ,đôi khi còn tặng quà gửi đến tận nhà.Mỗi năm Tết đến ,ông cảm động khi cầm tấm thiệp xuân do Tổng biên tập thay mặt toà soạn chúc mừng năm mới.
..........Năm nay nhân dịp báo Tuổi Trẻ kỷ niệm tờ báo tròn 35 tuổi ,ông viết vài kỷ niệm về người phát nhuận bút
.
........................................ .................. ......***
........ ...Nhân viên ở toà soạn Tuổi Trẻ mà ông Nguyễn có dịp tiếp xúc nhiều nhất là chị Xuyến (phụ trách trả nhuận bút) .Tuy đọc báo Tuổi Trẻ rất sớm nhưng tham gia viết mới được dăm năm nên ông không rõ chị làm ở đây tự bao giờ .Chỉ đến khi có bài Bạn đọc viết đầu tiên "Sao chẳng là lúc cách mạng ngành đường sắt ?",ông Nguyễn mới có dịp tiếp xúc và làm quen với chị Xuyến . Ngay từ lần đầu đó,chị đã để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí ông .
...........Hôm ấy đang bận nghe điện thoại ,thấy ông Nguyễn đến chị không rời máy nhưng giơ tay chỉ ghế ra dấu mời ngồi chờ.Khi xong ,với giọng ôn tồn hiền hòa của người phụ nữ miền Nam, chị hỏi ông :”Xin vui lòng cho biết chú nhận nhuận bút loại báo nào cùng tựa đề và ngày đăng để cháu kiếm ? Nghe chị Xuyến hỏi ,ông Nguyễn ngạc nhiên vì tuổi chị đã trạc ngũ tuần mà xưng cháu với mình .Nhưng sang lần thứ hai ,ba ...cũng thế .Riết rồi nghe quen đi , ông Nguyễn bụng bảo dạ rằng có lẽ cái tướng tá “mô phạm” của mình lộ liễu quá nên mới ra cớ sự.Một lần gặp người bạn cũng đi lãnh nhuận bút ,ông hỏi thăm thì anh cho hay :” Bà Xuyến phát nhuận bút báo Tuổi Trẻ này tử tế , ăn nói đàng hoàng lắm ,không khó khăn ,nguyên tắc như các nhân viên cùng vai trò ở một vài báo khác .Ai gặp bà một lần cũng có cảm nghĩ như anh, nhưng xưng hô chú – cháu thì còn tùy .”Ông Nguyễn cũng nghiệm thấy ngoài phong cách ăn nói niềm nở ,lịch sự , chị Xuyến còn là người dễ chịu ,biết khéo léo đáp ứng để làm vui lòng khách đến ,vừa lòng khách đi .Ông nhận ra điều này qua việc mình đi lãnh nhuận bút báo ngày nhưng lại muốn nhận báo biếu bằng Tuổi Trẻ cuối tuần. Lần nào cũng thế , vừa nghe ông Nguyễn đề xuất chị Xuyến gật đầu nhỏ nhẹ : "Dạ được !" và bước đến kệ báo lấy ngay ra tờ TTCT số mới nhất có đóng sẵn mấy chữ "Báo Tuổi Trẻ kính biếu"mầu đỏ để lên mặt quầy.
.........Con người tốt bụng đó bên cạnh vai trò người phát nhuận bút còn kiêm nhiệm thêm công việc tiếp bạn đọc bởi đôi lần ông Nguyễn đến toà soạn chứng kiến chị Xuyến ngồi giảng giải với vài người đem hồ sơ thắc mắc khiếu nại đến trình bầy . Ai phải trả lại hồ sơ ,giọng chị nhẹ nhàng vỗ về như muốn an ủi nỗi buồn của những người đã tin cậy uy tín báo Tuổi Trẻ tìm đến nhờ vả nhưng lại ngoài phạm vi và khả năng giúp đỡ của toà soạn .
..........Một lần chính bản thân ông Nguyễn cũng thừa hưởng sự tốt bụng và mối quan hệ tốt của chị Xuyến .Ông còn nhớ hôm đó là ngày thứ sáu 16.1.2009 ,nhân đi lãnh nhuận bút Bạn đọc viết ,ông hỏi chị :” Nghe nói hôm nay ở đây phát vé xem chương trình văn nghệ lễ trao giải "Cù nèo vàng 2008 " do báo Tuổi Trẻ Cười tổ chức vào tối 20-1 nhưng sao tôi không thấy chỗ nào phát cả ?”Chị trả lời :”Thưa chú ,đúng ra đã phát ngay từ sáng sớm nay rồi nhưng đông quá và có nhiều “phe “ vé lẫn vào tranh giành xô đẩy mất trật tự nên mấy ảnh tạm ngưng phát .Chú ra chỗ cổng hỏi mấy anh bảo vệ may chừng họ thông cảm sẽ phát cho chú .”Ông Nguyễn đi ra chỗ cổng nói muốn xin vé xem văn nghệ phát giải "Cù nèo vàng" thì một anh bảo vệ trẻ tuổi lắc đầu : “ Hôm nay ngưng phát rồi chú ơi ! Sáng sớm mai sẽ phát lại.”Chẳng lẽ về không, một suy nghĩ loé lên trong đầu .Ông Nguyễn đáp:"Hôm nay chú đi lãnh nhuận bút .Hồi nãy cũng mới được chị Xuyến cho biết việc này nhưng chị chỉ ra đây nói mình là cộng tác viên của Tuổi Trẻ thế nào cũng được tặng vé .”Vừa nói xong ,một nhân viên bảo vệ đứng tuổi từ trong trạm bước ra tay nhìn ông Nguyễn rồi nói :”Thôi , trường hợp chú đây thông cảm được.”Niềm vui của ông nhân đôi vì được trao một cặp vé mời .Ông đã tính nếu chỉ nhận được một vé thì phải năn nỉ xin thêm để bà xã đi cùng .
.........Một lần khác đi lãnh nhuận bút,ông Nguyễn không thấy chị Xuyến có mặt ở quầy.Một cô gái ngồi ở quầy kế cận cho ông hay :"Chị nghỉ ốm ,có thể tuần tới mới đi làm trở lại ".Trên đường về nhà ,lòng ông váng vất buồn thương y thể có người thân đang ốm đau vậy.Ông Nguyễn thầm tiếc không hỏi cô gái số điện thoại của chị Xuyến để gọi hỏi thăm .Đợi 2 tuần ,ông mới trở lại toà soạn để chắc chắn được gặp chị .Quả đúng như ông Nguyễn tính ,hôm đó chị Xuyến đang có mặt ở toà soạn .Nghe những lời hỏi thăm của ông Nguyễn ,chị cảm động và cám ơn sự quan tâm bất ngờ này.Chị (vẫn xưng hô chú-cháu) cho biết mình mới ra viện tuần trước.Chị hỏi han ông Nguyễn về tuổi tác, ngành nghề .Nghe ông nói đã về hưu ,nét mặt chị thoáng buồn :”Cháu cũng lớn tuổi ,sắp về hưu như chú thôi .”
...... ..Năm vừa qua ,ông Nguyễn thưa đến toà soạn vì số bài đăng giảm nhiều .Vừa nhác thấy ông , chị Xuyến nói :”Độ này hình như chú ít viết bài ?”Ông hơi ngượng ,cười giả lả :”Người già thời ngòi bút cùn theo .”
..........Cách đây vài tuần đến toà soạn lãnh tiền bài viết đăng trênTTCT,ông Nguyễn được người phát nhuận bút mới cho biết chị Xuyến đã nghỉ hưu.Nghe xong,tâm trạng ông Nguyễn hụt hẫng như vừa hay tin một người bạn rất gần gũi với mình đã đi xa.Lòng nhen một một nỗi buồn mênh mang khó tả,ông lê những bước chân nặng nề ra khỏi toà soạn quên cả việc lấy báo biếu .Trên đường về ,nhìn đâu ông Nguyễn cũng thấy nhạt nhòa,lạnh tanh .Phải chăng lòng người không vui nên cảnh cũng đeo sầu? Mãi lúc về gần tới nhà ,lòng ông mới nguôi ngoai được phần nào khi nhớ đến hai câu thơ trong bài "Chữ nhàn" của Nguyễn Công Trứ : .

............................................... ...Ngã kim nhật tại tọa chi địa
....................................................Cổ chi nhơn tằng tiên ngõa tọa chi

.... ...Ông Nguyễn tự nhủ tại sao mình phải buồn khi mà mọi việc trên đời chả có gì mới cả .Chị Xuyến không còn ngồi ở quầy phát nhuận bút là chuyện tất yếu ,một quy luật tự nhiên .Mấy chục năm làm việc hết mình ,giờ đã đến lúc con người tận tụy đó được nghỉ ngơi .Báo Tuổi Trẻ đang cần rất nhiều người tiếp bước làm tốt như chị Xuyến đã làm .Những ”chị Xuyến” tương lai không chỉ góp phần đưa báo Tuổi Trẻ ngày càng đi lên vững mạnh ,đáp ứng nhiều hơn những mong muốn của bạn đọc mà còn là những viên gạch không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng một nền báo chí Việt Nam lành mạnh , hiện đại khả dĩ đồng hành cùng đất nước trên con đường tiến tới một xã hội dân chủ, văn minh tiến bộ .

8 thg 8, 2010

CÓ NÊN GIỄU CỢT BÀI THI CỦA HỌC SINH ?


........Ngày 18.06.2010 ,báo SGTT mở Diễn đàn “Có nên giễu cợt bài thi của học sinh?” với lời kêu gọi :
..... ..LTS.: "Đến hẹn lại lên, cứ khi vừa có kết quả chấm thi tốt nghiệp PTTH môn văn thì dư luận lại có dịp mua vui với những câu văn được cho là “sai kiến thức, ngớ ngẩn, cười ra nước mắt” của học sinh, do các thầy cô chấm thi kể lại. Xung quanh việc này, có nhiều ý kiến cho rằng phản giáo dục, xúc phạm học sinh, để học sinh ra nông nổi đó lỗi trước tiên là ở người thầy. Một số ý kiến khác thì cho rằng cần thiết phải làm như vậy để gióng lên hồi chuông về chất lượng môn văn trong nhà trường. Nhận thấy đây là vấn đề cần có sự cọ xát đa chiều, để từ đó có thể rút ra những chuẩn ứng xử đúng đắn hơn cho cả thầy cô và báo chí trong các mùa thi tới, chúng tôi mở ra diễn đàn này. Mời bạn đọc cùng tham gia ý kiến."
.........Trong số các ý kiến tham gia có bài "Trước khi cười nhạo, hãy xem lại mình" của PGS.TS Trần Hữu Tá .Ông bộc lộ sự khó chịu của mình trước hiện tượng “những bài văn dễ sợ”, “những bài văn dở cười dở mếu”… mà năm nào báo chí cũng nêu.Tán đồng quan điểm của PGS.TS Trần Hữu Tá ,tôi cũng xin góp đôi ý nhỏ với các bạn đọc khác .

.....................-----------------------------------------------------------------------------------


.........................................Người thầy có tâm huyết với nghề
..................................không ai nỡ giễu cợt bài thi của học sinh

...................................................... ................ .. . ..Nguyenuthang@...
............................................................ ........ .............. .( Giáo viên hưu trí )

........Theo dõi những bài viết đăng trên diễn đàn trong thời gian qua , tôi thấy nhiều bạn đóng góp ý kiến rất xác đáng.Tuy nhiên không phải ai cũng đồng quan điểm về nguyên nhân dẫn đến vấn nạn thi cử đáng buồn ở nước ta .Có bạn cho rằng “ Những lỗi đó phần lớn là ở những học sinh không chịu học hành nghiêm túc “.Cũng có ý kiến nói “Cái gốc của hiện tượng này thuộc về phương pháp và về chương trình thi, đề thi không tập trung …”Đáng ngạc nhiên hơn là quan điểm tưởng như trái ngược của một tác giả khác “Cũng đáng cười lắm chứ …không công khai thì chẳng khác nào chúng ta bao che để các em không nhận thấy trách nhiệm của mình.”Nhưng khách quan mà nói nếu không nêu ra những sai sót điển hình của học trò thì lấy cơ sở nào mà phân tích ,lý giải vấn đề ? Theo ý kiến riêng tôi sau mỗi đợt chấm thi, người thầy không nên đem những bài văn sai sót nhếch nhác ra để giễu cợt mà thay vào đó nên tranh thủ thời gian tìm hiểu vì sao tệ trạng văn chương nhếch nhác của học sinh trong các kỳ thi ngày một nhiều để từ đó đề ra phương sách khắc phục .Những bước tuần tự nên làm đó cũng là trình tự nội dung của bài viết này.

..........• Không nên giễu cợt bài thi của học sinh

.........Khi đã bước chân vào ngành sư phạm ,hẳn ai cũng có tâm huyết đem hết khả năng và lòng yêu nghề ra cống hiến cho sự nghiệp giáo dục .Đã là người thầy mang trọng trách khó khăn nhưng cũng không kém phần vẻ vang ,đặc biệt với những người dậy văn ,chẳng ai nỡ đem bài thi của học sinh ra giễu cợt ? Trong nhà trường ,những tiết trả bài làm văn cho học trò bao giờ không khí lớp học cũng sinh động .Những học sinh khá giỏi vui và hồi hộp với hy vọng được điểm cao,được thầy khen .Ngược lại các em yếu kém rất hồi hộp lo âu sợ bài bị điểm kém ,sợ bị đưa ra phê bình.Mặt khác bản lĩnh và lương tâm của người thầy thể hiện rất rõ trong tiết lên lớp này : biết tinh tế và khoan dung khi nêu ra các sai sót sẽ có tác dụng tốt (học trò sẽ tiến bộ) ; ngược lại nếu nêu các sai sót của học trò ra để giễu cợt sẽ phản tác dụng ( học trò chán nản ,tự ti mặc cảm,khó vực lên được ).Trong các kỳ thi, nếu có tiếng cười trong phòng chấm, tôi nghĩ đó chẳng qua là những giây phút cười vui không mong muốn đến từ các lời văn ngây ngô, các dẫn chứng bịa đặt hoặc cách lý giải kỳ quái không thể tưởng tượng nổi trong bài làm của thí sinh . Sau những giây phút cười vui chưa khỏa lấp sự căng thẳng , mệt nhọc của công việc được bao nhiêu thì trong lòng những người thầy lại dấy lên nỗi buồn da diết, thấm thía từ việc văn chương học trò ngày càng đi xuống .Không nói ra nhưng thầy cô nào cũng hiểu bởi các “tác phẩm” văn chương nhếch nhác đó lại chính là sản phẩm do chính họ dạy dỗ ,đào tạo ra . Người thầy chấm văn vui sao được khi chất lượng văn học trò cứ mỗi năm một đi xuống và khi rời hội đồng chấm thi ra về ,đầu óc họ thường trĩu một nỗi buồn chung :âu lo cho tương lai tiếng Việt và ngao ngán cho con đường nghiệp dĩ còn lại của mình .

  • Tại sao văn chương nhếch nhác của học sinh ngày một nhiều ?

.......Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp và kho tàng văn học Việt Nam rất phong phú . Không ai có thể phủ nhận điều này .Lẽ ra đang sống trong hoàn cảnh quê hương hoà bình và đất nước đang trên đà phát triển thì học sinh phải yêu thích tiếng Việt và ham thích học tập văn chương nước mình mới đúng .Thế nhưng học sinh hiện nay lại ngán ngẩm môn văn, lười học văn , làm bài yếu kém và văn chương nhếch nhác trong các kỳ thi . Tại sao chúng ta lâm vào tình cảnh đáng buồn này ? Trước tiên nhìn lại bảng phân phối chương trình văn , người ta thấy bất kỳ cấp học nào cũng ôm đồm hoặc quá tải đối với cả giáo viên lẫn học sinh .Bài nhiều nhưng thời gian giảng dậy lại gò bó cứng ngắc theo tuần,theo tiết khiến cho giáo viên phải chạy theo chương trình cũng đủ mệt thì còn thời gian đâu để uốn nắn,rèn luyện kỹ năng làm bài cho các em .Trong khi đó áp lực thành tích thi đua lại đè nặng trên vai : học sinh thi lại nhiều ,rớt nhiều sẽ đồng nghĩa với khiển trách và tiền thưởng ít .Áp lực này đã khiến giáo viên giảng ít ,đọc chép là chủ yếu dù biết dạy như thế không sinh động và học sinh tiếp thu kém.Về phần học sinh ,một khi mang tâm lý ngán ngẩm môn văn , các em sẽ học theo cách đối phó .Thay vì phải chuẩn bị bài kỹ ,đọc tác phẩm ,tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi trước , để đến lớp có thể tiếp thu tốt lời giảng của thầy, thì các em bỏ qua tất cả các bước ,lấy sách “học tốt” ra sao chép qua mắt thầy .Tập làm văn không cần học phương pháp làm bài ,chỉ thuộc lòng các bài văn mẫu ,”văn thầy “ là đủ. Cuối năm ,các em không lo bị ở lại lớp vì xem việc học thêm với thầy văn là một thứ “bùa lên lớp” .Trong kỳ thi tốt nghiệp,các em trông chờ vào “tủ ” hoặc “phao “chứ không phải bằng thực học .Một khi “tủ “ bị bể, “phao” bị vô hiệu hoá thì đây là lúc văn chương nhếch nhác của các em được tung ra . Chiêu thức “van xin nhỏ phúc” cũng được các em thêm vào bài cho dù biết chẳng tác dụng bao nhiêu. Để học sinh học và thực hành văn chương tiếng Việt như thế , cho dù quy lỗi tại ai ,cũng là một việc rất đáng tiếc cho xã hội .

...• Phải làm gì để xoá bỏ tệ trạng ?

..........Để làm được việc này,thiết nghĩ không thể một sớm một chiều , mà cần phải có thời gian cùng sự quyết tâm của tất cả mọi người trong xã hội .Yêu quý tiếng Việt ,chúng ta phải trân trọng và bảo vệ tiếng Việt ở mọi cương vị mà Bộ GD cần đi đầu trong công cuộc này.Chương trình văn phải chọn lọc, giảm thiểu cho vừa với thời lượng giảng bài của thầy và thích hợp với trình độ tiếp thu của trò.Phải làm sao để ngay từ lớp vỡ lòng các em nhỏ đã yêu quý và ham thích học tiếng Việt .Phải kích thích và khuyến khích các em ham đọc sách như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói : “Phải đọc thật nhiều ,đọc gấp mấy lần những điều ông thầy giảng dậy ở lớp…”. Phía trường sư phạm ,bất kỳ trường cấp nào từ sư phạm mẫu giáo cho đến đại học sư phạm , phải tuyển chọn cho được những sinh viên yêu nghề , mến trẻ ,có khả năng chuyên môn thật sự, chứ không nên tuyển vào loại sinh viên “ chuột chạy cùng sào...”. Thang điểm bộ môn văn trong các kỳ thi tốt nghiệp phải chú trọng phần làm văn hơn là câu hỏi giáo khoa bởi khi đưa câu hỏi giáo khoa ngày càng nhiều thì dụng ý muốn nâng cao tỷ lệ thi tốt nghiệp của Bộ giáo dục lộ khá rõ.Thế nhưng chất lượng bộ môn văn lại đi xuống vì tỷ lệ nghịch với lối đánh giá một bài văn theo tiêu chí chấm đểm như vậy. Mặt khác ,giáo viên khi chấm văn cần khuyến khích sự sáng tạo của học sinh thay vì gò bó cứng ngắc vào yêu cầu của đề .Các bậc cha mẹ cần lưu tâm uốn nắn sai sót cách phát âm, dùng từ của các em ngay từ lúc trẻ chưa đến trường .Nếu tất cả mọi người trong gia đình , ngoài xã hội không phân biệt ngành nghề ,tuổi tác ,ai cũng đồng lòng nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt thì hiện tượng văn chương nhếch nhác trong thời gian không xa sẽ biến mất trong các kỳ thi.Có người Việt Nam nào yêu nước mà không yêu tiếng mẹ đẻ của mình .Nhưng phải làm sao để những ca từ “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” không chỉ là lời hát suông nghe cho vui và cụm từ “Tôi yêu Việt Nam ...“thường nghe trong các gameshow trên TV, trước hết phải là câu nói cửa miệng của người Việt yêu quý tiếng Việt ,yêu thích văn chương nước mình. Mong lắm thay !

7 thg 8, 2010

Chuyện lá cờ rách

.......Bây giờ trong thành phố đi đâu cũng thấy Khu phố văn hóa .Nhiều Khu phố văn hóa đến nỗi người ta có cảm tưởng như Sài Gòn là thành phố có các khu dân cư đạt chỉ tiêu sống văn minh cao nhất nước .Thế nhưng có những khu phố chỉ chưa đầy một năm sau lễ tuyên dương tổ chức thật trang trọng đã trở lại không ít những biểu hiện không đẹp mắt y như thời gian trước lúc được tuyên dương và gắn bảng Khu phố văn hoá .Không chỉ là chuyện xả rác ,vứt xác chuột trong các con hẻm mà còn có cả hành vi thiếu ý thức động chạm đến quốc thể nhưng vẫn tồn tại trêu ngươi trước bao con mắt của những người qua lại khu phố.Điển hình là chuyện lá cờ nước đã bạc mầu và rách bươm nhưng vẫn treo hoài trên cao tại một đại lý của Viettel telephone tại khu phố 5 phường 12 quận 10.


.........Từ hồi treo lá cờ lên đến bây giờ chả ai tháo nó xuống cả !” Một người dân sống tại khu phố đã nói với tôi như vậy.Nếu như chỉ là bỏ quên vài ngày hay dăm ba tuần thì không nói làm gì .Thế nhưng treo lá cờ nước suốt cả năm trời mà không hề tháo xuống và đến độ lá cờ đã rách tả tơi vẫn cứ để nguyên thì không thể chấp nhận được .( Xem ảnh đính kèm)





..........Không phải chỉ riêng tôi mà hầu như tất cả những ai qua lại con hẻm đều chung cảm nghĩ : đại lý cửa hàng Viettel telephone nọ đã rất tắc trách.Trải qua mưa nắng dãi dầu hơn một năm trời , lá cờ đỏ tươi rực rỡ ngày nào nay đã bạc phếch thành mầu nâu nhạt xoắn thành một đùm và sau mấy trận mưa đầu mùa thời gian gần đây đã sờn rách nom rất thảm thương . Thiết nghĩ lá quốc kỳ không phải là mảnh vải vô hồn mà là biểu tượng của quốc gia ,tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho giải giang sơn mà tổ tiên ta đã đổ biết bao mồ hôi và xương máu trong việc dựng nước và giữ nước.Thế nên treo lá cờ đã rách và bạc mầu là hành vi thiếu ý thức không thể chấp nhận được .Có điều địa điểm trên không cách trụ sở UBND phường , Công an phường bao xa khiến người đi đường không khỏi thắc mắc sao một hình ảnh gây phản cảm như thế lại không hề được ai quan tâm nhắc nhở .
......... Rõ thật là :
......... Nọ lá quốc kỳ thử đứng xem
..........Biết bao đẹp đẽ khi còn mới
..........Mà đến bây giờ rách tả tơi
.........Than ôi treo thế coi sao được !
............... ( Mượn ý thơ VBDĐR của Tản Đà)

14 thg 5, 2010

Chuyện đường phố

Làm việc tốt không đợi tuổi
........Sáng sớm trên đường đi , bất chợt xe của tôi xẹp bánh do cán phải đinh .Trong thời gian ngồi chờ người thợ bên đường vá lại ruột xe , tôi có cơ hội chứng kiến hành vi nhân ái của một bé gái mới học lớp hai .
........Cô bé được mẹ chở đến cổng trường .Người mẹ đưa tiền cho con gái lại xe bánh mì gần đó mua ổ bánh mì.Cô bé xinh xắn,trắng trẻo đó cầm túi bánh và 2 ngàn thối lại từ tay người bán hàng trở lại chỗ người mẹ .Mới nửa đường thì bé thấy một người ăn xin tàng tật chìa chiếc nón ra nhìn mình với ánh mắt van vỉ .Cô bé đứng khựng lại ,ngước đôi mắt nai hướng về phía người mẹ ,đưa tờ giấy bạc chỉ vào người ăn xin .Người mẹ nhìn con mỉm cười gật đầu .Bé kẹp túi bánh vào nách ,nhón hai tay cầm tiền bỏ nhẹ nhàng vào vào chiếc nón.Xong bé giơ tay chào mẹ rồi nhún chân sáo bước vào cổng trường.Dõi theo cô bé ,tôi thấy lòng mình bỗng dưng tràn ngập một niềm vui khó tả . Hành vi thương người của cô bé trong sáng đáng yêu làm sao ! Tuy còn nhỏ nhưng bé đã biết quan tâm giúp đỡ người tàn tật nghèo khó.Chạnh nghĩ ,trong đời thường người ta chỉ thể hiện lòng hảo tâm khi đã thành đạt hoặc trở nên giàu có .Còn ở cô bé này lại khác : Làm việc tốt hồn nhiên vô tư theo tiếng gọi của con tim nhân ái “lá lành đùm lá rách “.

........Bóng dáng cô bé đã nhạt nhoà vào đám đông học sinh trong sân trường nhưng lòng tôi vẫn ấm áp vui vui .
Tấm lòng cô bé áo trắng


.........Một buổi trưa trên đường Võ Thị Sáu, tôi đã chứng kiến một sự việc rất bình thường nhưng về nhà hình ảnh đó vẫn đeo bám trong đầu . Lúc đó đến một ngã tư thì đèn đỏ bật lên ,tôi dừng xe máy thấy phía trước mình một cô bé mặc đồng phục học sinh , trường nào không rõ vì chiếc áo gió khóac ngoài che mất , rời khỏi chiếc xe đạp chạy vào lề đường .Nhìn theo ,tôi thấy cô đến bên một người ăn mày già ốm, tay chân khẳng khiu đang ngồi duới một gốc cây. Cô rút tờ 20 ngàn trong túi áo bỏ vào chiếc đĩa nhôm của ông lão .Một cơn gió nhẹ làm tờ giấy bạc lọt ra ngoài đĩa khiến cô thay vì đi về chỗ để xe đạp phải trở lui bỏ lại tiền vào đĩa rồi lấy cục đá nhỏ chận lên . Lúc đó đèn xanh bật,vài tiếng còi thiếu kiềm chế vang lên hối thúc làm cô vì vội vã luýnh quýnh đánh rơi chiếc cặp xuống đường.Sách,bút văng ra tung toé .Cô ngồi xuống nhặt ,cúi mặt thẹn thùng không dám nhìn ai .
........Qua khỏi ngã tư rồi,tôi ngoái nhìn phía sau nhưng không thấy cô bé đâu cả .Có lẽ cô bé tốt bụng đã phải chờ thêm một lần đèn đỏ nữa .
.........Về đến nhà, tôi nghĩ mình cũng là một trong số người vô tình không quan tâm giúp đỡ ông lão ăn xin khốn khổ bên đường thế nhưng những tiếng còi hối thúc của ai đó thật là không phải.Có lẽ nào thay vì đồng cảm và khuyến khích hành vi nhân ái của cô bé thì người ta lại hờ hững xem việc cô làm chỉ gây phiền phức cho mình ? Không biết do tố chất “nhân chi sơ tính bản thiện”hay do được giáo dục tốt từ gia đình,nhà trường mà cô bé tôi gặp buổi trưa đã có được thói quen rất đáng mến phục là ra đường không dửng dưng đi qua trước những người nghèo khổ đang ngửa tay xin mình giúp đỡ.
........Chợt nhớ đến một câu chuyện gần gũi như thế đã đọc trong tác phẩm “Tâm hồn cao thượng” của văn hào E De Amicis ,tôi lục tìm trong tủ sách cũ thì thật may kiếm ra được. Xin chép lại dưới đây để các bạn cùng đọc .Nếu như thấy ý nghĩa câu chuyện hay bạn hãy kể lại cho con cái nghe thiết nghĩ cũng có tác dụng giáo dục tốt về lòng nhân ái cho lớp trẻ bây giờ .

............................................. ..NGƯỜI NGHÈO KHỔ

.................. ...(Trích "Tâm hồn cao thượng "của E DE AMICIS)

........Mẹ viết thư này để con đọc. Sáng nay ở trường về, đi trước mẹ mấy bước, con đã đi ngang qua một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa bé xanh xao và ốm yếu. Người ấy xin con tiền. Con nhìn sững bà ta và con không cho gì hết dù mẹ biết con đang có tiền trong túi.
.........Nghe mẹ bảo con ạ, đừng quen thói dửng dưng đi qua trước những người nghèo khổ đang ngửa tay xin mình giúp đỡ và nhất là trước một người mẹ xin một đồng cho con của mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương.
........Hãy nghe lời mẹ dạy con ạ. Thỉnh thoảng con phải biết chia sẻ một đồng tiền từ túi của con để đặt nó vào lòng bàn tay của một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có cha mẹ. Con ơi, người nghèo khổ thích được trẻ con giúp đỡ, vì như vậy, ít tủi nhục hơn. Con có để ý thấy lúc nào cũng có những người nghèo khổ quanh quất gần nơi trường học hay một ngôi thánh đường không? Sự giúp đỡ của một người lớn là một hành vi từ thiện, nhiều khi là một việc bố thí cho yên ổn lương tâm, nhưng đối với một đứa trẻ thì đó vừa là một việc bác ái, lại vừa là một lời an ủi cảm thông thật đơn sơ, mẹ nói vậy, con có hiểu không ? Nói cách khác, cũng là một đồng tiền từ tay đứa bé trao tặng thì đó còn là một đóa hoa nữa .
........Con hãy nghĩ rằng : con chẳng thiếu thốn chi hết, còn người nghèo thì thiếu thốn mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ chỉ cần cầu xin cho khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu ngôi nhà giàu có, giữa bao nhiêu trẻ em ăn mặc đẹp lại có những người đàn bà và trẻ em không có gì để ăn cả. Con hãy suy nghĩ đi và đừng bao giờ con hành động như buổi sáng hôm nay nữa con nhé !

23 thg 4, 2010

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

.   ....Có thể nói đây là một bức tranh độc đáo, vì người tạo ra nó đã tốn khá nhiều thời gian để lập trình. Qua sự sắp xếp các nhân vật nổi tiếng trên thế giới từ cổ chí kim , có những người đã sống cách đây vài trăm năm , vài chục năm , kể cả đang còn sống (như Pelé,Putin,Bush...) lại với nhau, tác giả đã hoàn thành bức tranh như một bức hình chụp không một dấu vết nối ráp (tiếc là chẳng có người VN nào lọt vô bức tranh cả) .
.........Bức tranh có kích thước rất rộng và phải rê chuột từ phải sang trái mới thấy hết được.Nếu muốn thưởng thức trọn vẹn phải mất nhiều thời giờ, có khi cả ngày.  Muốn biết tên thân thế và sự nghiệp của nhân vật nào ,bạn chỉ cần chỉ mũi tên vào thì tên nhân vật đó sẽ hiện ra, và tiếp tục click chuột 2 lần vào thì một cửa sổ mới sẽ hiện ra toàn bộ ghi chú cần biết về nhân vật đó bằng tiếng Anh.Trong trường hợp không biết ngoại ngữ , bạn hãy nhìn sang phía bên trái, dưới biểu tượng Wikipedia ,tìm đến mục languages và chọn ngôn ngữ Việt thì trang web sẽ tự động chuyển ngữ .
Chúc mọi người thành công.
..........................................................................NNguyenuthang

Chú ý :
...........Mục languages nằm ở vị trí cuối theo thứ tự dưới đây :

• Navigation
• Search
• Interaction
• Toolbox
• Languages
Để xem bức tranh ,xin mời bạn :
  • click vào hình
Discussing the Divine Comedy with Dante

  • hoặc click vào đường link b/ dưới đây
Discussing the Divine Comedy with Dante
.

20 thg 4, 2010

HÃY BUÔNG NÓ RA !


.........Đây là một bài Thuyết Giảng tại Chùa Thiền Môn (Xứ Huế ) do một người bạn vừa forward .Thiết tưởng post lên blog để bạn bè đọc và suy ngẫm cũng có lý lắm vì kiếp sống con người ai cũng phải đi qua con đường đó mà thôi .

........................................................***
.........Sau phần thuyết giảng, đến phần Pháp Đàm. Thầy mời Qúy Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận. Tận cùng hội trường, có một ông già,đứng dậy chắp tay cung kính xin hỏi:
_Kính bạch Thầy, con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau chân, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân...Cúi xin Thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa...
...........Thầy lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói: " Thưa bác, thưa Đạo hữu. Đức Phật đã dạy: " Cõi thế gian tràn đầy đau khổ! Trong đó có 1 định luật "Sinh- Lão_ Bệnh -Tử" thì đau khổ vô cùng mà bác đang đi vào giai đoạn "Bệnh tật" , tức giai đoạn "Hư hoại". Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật "Vô Thường" chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ đẹp đẽ, mềm mại, óng mượt, tươi tắm..Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi, màu đã bạc, gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục... Nó đang ở tiến trình hư hoại. Không có gì có thể còn mãi được vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác bác cũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sinh ra thì bác xinh đẹp, rồi bác lớn lên khỏe mạnh. Giờ đây bác đang già yếu, và đang ở thời kỳ bệnh tật ( Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó, bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào.Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất, thì bác đừng cưỡng lại điều đó. Vì đó là quy luật tự nhiên của thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi, đó là: Sinh ra, Già cỗi, Bệnh hoạn, Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ!
       Ông già đó nói tiếp: " Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và các cháu của con chưa khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc còn đang làm dở dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong đã.
_Ồ! Tất cả chỉ là vậy - Thầy đáp lại. " Bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo lắng. Công việc của thế gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giàu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. bất cứ ai, bất cứ việc gì, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều thay đổi khác đi theo một định luật: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt; mà không có cách chi sử đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soi rọi về thân xác, và tâm thức của bác, để bác thấy tính "Vô Ngã" của vạn vật. Để không thấy có cái gì là "Tôi" hoặc là "Của tôi", mà chỉ là giả có, tạm có mà thôi - Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Cái gì có hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có. Ngay cả nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng chỉ là: "Của bác trên danh gnhi4a, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc về thiên nhiên!!! như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được, thân bác vẫn đau đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn nhiều nữa. Vì cầu mong mà không được là khổ, cầu bất đắc khổ. Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo nó, đừng tiếc thương nó: " HÃY BUÔNG NÓ RA". Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy " Buông ra!". Bác đừng bám víu vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh....Vì những thứ đều "Vô Ngã" : "Không tôi và Không của tôi". tất cả rồi sẽ biến mất, chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy "BUÔNG" tất cả. Đừng bận tâm về con cái, bây giờ chúng còn trẻ, rồi mai này chúng cũng sẽ già nua y như bác ngày hôm nay. Không ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt...Nếu bác "Buông ra" được mọi thứ thì bác mới thấy được chân lý.Vậy bác đừng lo lắng và đừng ôm giữ bất cứ điều gì thì bác sẽ thanh thản trong mọi tình huống, bác ạ!"
       Ông già hỏi nữa: "Bạch Thầy, nghe Thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con "Buông ra" cho được?"
_Nếu Bác "buông ra" không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không "buông ra" cũng chẳng được. bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính thân xác bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: "Chung sự" ( Tôi hết việc rồi - Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha tới đâu cũng chẳng được. Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định...Sau khi sinh ra, nó biến thành hoại, sau khi sinh ra , nó diệt đi!" . Đức Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn mãi sao được? Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử nghĩ xem " Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?" Tức là hơi thở nó đi vào, rồi lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được. Y chang sự quá trình bác sinh ra, rồi già nua, rồi bệnh tật, rồi chết đi! Đó là điếu hoàn toàn tự nhiên và bình thường...Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác đang bị đau bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không???
_Kính bạch thầy, con ngộ được những điều Thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!
       Thầy cầm ly nước thấm giọng rồi tiếp: " Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự: "Hãy buông ra tất cả, hãy dẹp bỏ tất cả". Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ cũng bắt đầu buông bác ra rồi đó. Này nhé, như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. bản chất của nó là: " Đã đến, thì phải ra đi. Bởi thế gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào, bất cứ thành phần giai cấp nào, người giàu có, kẻ nghèo hèn, người lớn cũng như trẻ nhỏ, người có học cũng như người thất học...v.v. Cũng không thể có sự bình thường được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật" Vô Thường" chi phối. Quán triệt được điều đó, bác sẽ chẳng còn quyến luyến bất cứ sự gì. bác hãy "Buông ra" chứ không còn nắm giữ được nữa, vì có giữ cũng chẳng đặng. Bác buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi, không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu biết" vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được" . ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI. Nều bác có nhiều thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ, giàu có là giàu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là sống lâu...chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậy bác hãy buông nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn thấy là của bác nữa. Sung sướng và khổ đau cũng đều Hoại, Diệt, và Mất tiêu như nhau...Duy chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là "Phật tánh" là vĩnh cửu của bác mà thôi."
_Kính bạch Thầy, con đã ngộ!!!
_Vậy sao??? Bác giải thích xem nào?
_Thưa Thầy, chỉ có định luật: "Vô thường" là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả các Pháp: muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như: * THÂN VÔ THƯỜNG - Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết... * TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau....TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cài nay còn , mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãi được....Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả."
      Thầy cười hoan hỷ, đoạn Thầy hỏi: "Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?"
_Kính bạch thầy, con sẽ buông xả tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này. Để mọi sự chảy xuôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ trũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát, hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như vậy. Tại sao? Bẩm thưa Thầy, bởi nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà Thầy vừa chỉ dạy cho con.
_Vâng, bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó.
         Ông già ngạc nhiên thưa: " Kính thưa Thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như Thầy vừa nói?
_Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Người đời thường mang ông Phật thật, đi tìm kiếm ông Phật ở ngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu xin van vái....Trong lúc ông Phật ở ngay trong mình thì lại bỏ quên.
_Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm sao con hiểu được.
_Có khó gì đâu: "Phật tức Tâm". mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông Phật ở trong chúng ta rồi. Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc,Tài, Danh, một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ảo ảnh, như khói sương...Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó. Nên thành chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật....Vậy là bác đã thành Phật rồi. bởi Phật và Chúng sinh chỉ khác nhau có một bước "MÊ LÀ CHÚNG SINH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬT. Phật và chúng sinh, chỉ khác nhau có vậy. Ví dụ: Ông bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tới chốn, là con người tri thức đàng hoàng...nhưng vì u mê, bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đà say sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. khi ấy, bác là kẻ tồi tệ xấu xa....Nay gặp duyên may bác giác ngộ. thấy được lẽ thật, bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại con người thật của mình....Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình. Bác tận tụy làm ăn, liêm chính, giữ uy tín đạo đức....Là bác trở thánh con người cao sang, quý phái...như vậy, một con người của bác có hai giai đoạn: a) Gai đoạn 1: bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức; b) giai đoạn 2: bác là người cao quý. Do bác giác ngộ được chân lý đạo Pháp...tức là trước thì bác là kẻ xấu xa do u mê. Sau bác thành người cao quý do bác giác ngộ. ngĩa là xấu xa hay cao quý chỉ khác nhau có u mê hay giác ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhau có thế....
Đoạn Thầy đọc bài kệ:
                                   Chiều nay gió lộng thu về
                                   Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi

                                   Đời người như hạt sương rơi
                                   Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan
                                   Thân em như đóa hoa lan
                                   Người đời yêu thích muôn vàn đắm say
                                   Nhưng rồi chẳng được bao ngày
                                   Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.

...................................................***
.......Nghe thuyết giảng vậy nhưng mỗi con người cảm nhận nguyên lý bất biến trên đây lại không giống nhau. Với người này "đời là bể khổ " nhưng với người khác " đời vẫn đẹp sao ." Xin mời các bạn nghe một bản nhạc liên quan đến chủ đề trên .


.

3 thg 4, 2010

HÀ NỘI , NIỀM THƯƠNG VÀ NỖI NHỚ ( Phần 1 )


 ......................

............................Cầu Thê Húc nối từ bờ ra Đền Ngọc Sơn ở giữa  Hồ Hoàn Kiếm

Lời mở đầu

  .....Ký sự ghi lại những gi người viết nghe ,thấy và cảm nhận trong chuyến viễn du ngắn ngày để thăm lại họ hàng và nơi chôn nhau cắt rốn mình đã xa cách trên 50 năm .Trong bài viết bên cạnh những riêng tư cũng có cả những cái chung từ hình ảnh ,lối sống của người dân Hà Thành .Sự cảm nhận mỗi người có thể khác nhau nhưng quê hương ,đất nước,con người Việt Nam có một và chỉ một mà thôi.



.............................Một đoạn Video ghi lại vài hình ảnh đẹp tại Vịnh Hạ Long .

...........Ý nghĩa chuyến đi


.........Tôi xa Hà Nội từ 1954 . Khi ấy trong tâm trí một cậu bé hơn mười tuổi đầu chẳng hề có ý niệm gì về diễn biến thời cuộc dẫn đến việc bố đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống . Nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội hơn mười năm đó, được sống gần gũi với ông bà , cô chú ruột thịt , ai cũng hết lòng thương yêu ,tôi khắc ghi trong lòng biết bao kỷ niệm về quãng đời ấu thơ của mình ( Xem bài " Tết Hà Nội trong ký ức tôi "post lên Blog Tết năm 2009 ).
.........Sau 1975 ,tôi vẫn nhủ lòng sẽ trở về Hà Nội thăm lại họ hàng và phần mộ ông bà.Nghĩ là thế nhưng ”cái khó bó cái khôn “, tôi chưa thể thực hiện được . Vài cô chú ở Hà Nội vào chơi, nhắc nhở thằng cháu đích tôn về thăm phần mộ ông bà .Tôi hứa sẽ ra. Nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép vì cuộc sống khó khăn . Khi gượng lên được thì cha mẹ đã không còn .Khó khăn lại nối tiếp khi con cái lên đại học,chỗ ở khi chúng lập gia đình.Rồi thêm tai ách bỗng đâu ập tới với vợ tôi khi bác sĩ khẳng định đã bị suy thận loại 2 .Cứ thế , chuyến đi lỡ hẹn nhiều lần.
............Năm nay,dù đang lo chuẩn bị cưới vợ cho con trai thứ, tôi quyết tâm thực hiện chuyến đi bởi nếu chần chờ thêm thì sợ rằng tuổi tác ,bận bịu đứa cháu nội sắp ra đời và nhất là bệnh suy thận của vợ tôi vừa tụt thêm một bậc không biết mai này có kham nổi sự vất vả trong cuộc hành trình trở lại quê xưa chăng .

...........Lên đường

............Mọi sự tưỏng đã ổn định nhưng trước ngày lên máy bay nhân viên khách sạn 70 Nguyễn Khuyến Hà Nội gọi điện thoại vào từ chối đăng ký viện cớ khách sạn phải đại tu toàn bộ các phòng .Tôi vội vã nhờ cậu Minh ,con cô Hiền , tìm giúp cho vài khách sạn khác .Sáng hôm sau Minh mới trả lời song những nơi này ( khách sạn Pacific,Volga, Đô Thành ) giá cả đều khá cao từ 250 ngàn – 450 ngàn một đêm .
...........Đang sốt ruột và lúng túng thì chợt nhớ cô Quế trong một lần nói chuyện bảo có người cháu gái tên Mai Hoa đang điều hành công ty dịch vụ du lịch ở Hà Nội bèn gọi thử ( Đến Hà Nội mới hay đó là “Sinh Cafe Travel Office “ số 45 hàng Bè _ĐT 0439264655).
...........Thật là may, nhờ cô cháu bé tốt bụng này sốt sắng hỗ trợ (…xem hai bác như cha mẹ của cháu ) nên chỉ chưa đầy một giờ sau Mai Hoa đã đặt được phòng cho chúng tôi tại khách sạn Bamboo 32 phố Hàng Bè.Khách sạn này tọa lạc tại khu phố cổ rất gần Hồ Hoàn Kiếm rất tiện cho việc đi lại thăm viếng họ hàng và đáng nói hơn cả là được thuê phòng với giá ưu đãi .



...........Hai vợ chồng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất sớm 2 tiếng trước giờ bay theo như ghi chú trong vé máy bay .Mọi sự kiểm tra tại phi trường diễn tiến suông sẻ .Chúng tôi phải ngồi tại phòng cách ly cả giờ vì hành khách chỉ được lên máy bay trước 30 phút . Trong thời gian chờ ,chúng tôi đi vệ sinh không mất phí nhưng uống một chai nước tinh khiết phải trả 20 ngàn.
.
..........Lúc 14g45 tiếng loa vang lên mời hành khách có thai và khuyết tật lên máy bay ưu tiên . Kế đó là hành khách VIP và thương gia .Loại hành khách phổ thông như chúng tôi lên máy bay sau cùng . Hành khách lên máy bay bằng cầu thang khép kín từ phòng cách ly dẫn thẳng lên máy bay theo hai cửa (trước đây hành khách phải đi bộ từ phòng cách ly đến chỗ máy bay đậu).Hành khách loại ưu đãi được đưa lên máy bay bằng cửa vào ở thân trước . Hành khách loại phổ thông được hướng dẫn lên máy bay bằng cửa số hai ở thân sau .Chúng tôi được xếp chỗ ngồi ở dãy ghế giữa (Có 3 hàng ghế xếp theo hàng dọc , mỗi hàng có 8 ghế xếp theo chiều ngang). Ngồi ở vị trí này tôi không thể xem được cảnh ngoài trời qua cửa máy bay ( lần về thì may mắn hơn).
.........Ngó chung quanh tôi thấy rất nhiều ghế trống .Có hàng ghế chỉ 2 người ngồi .Thắc mắc hỏi cô tiếp viên số khách của chuyến bay thì được cô trả lời có 160 người trên tổng số hơn 300 ghế.Tôi nghĩ thật lãng phí vì trong khi các phương tiện xe ôtô và xe lửa cùng tuyến đường Bắc Nam hành khách phải vất vả chen chúc mới kiếm được tấm vé thì chuyến bay này để trống đến gần phân nửa số ghế như thế.



.............15 phút sau , tiếng loa từ buồng lái vang lên giới thiệu cơ trưởng và phi hành đoàn . Tiếp đó là phần hướng dẫn hành khách làm quen với một số qui định và thiết bị an toàn của máy bay bằng cả 2 ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Anh .Có 2 tiếp viên (một nam,một nữ ) thực hành cùng một lúc cho hành khách xem cụ thể.
............Đúng 15g máy bay chuyển bánh .Tiếng bánh xe chạy nghe lạo xạo trên đường băng được ít phút thì máy bay chợt rung nhẹ khi tiếng động cơ trổi mạnh lên .Tôi nghe một tiếng động dưới sàn ,chắc là do hai bánh xe cụp vào .Từng lúc máy bay tăng dần độ cao .Tôi thấy được điều này nhờ chiếc TV treo lơ lửng trên cao.Mỗi lần như thế tôi thấy thót trong bụng và tai nhói đau nhè nhẹ .Khi máy bay đạt đủ độ cao (khoảng 11.000m ) nó bay khá êm với vận tốc trên 900 km/g nhưng tôi vẫn ù ù nơi tai khỏang nửa giờ sau mới hết.
.............Vừa lấy lại cân bằng cho đầu óc thì hai tiếp viên đẩy xe đồ ăn xuất hiện trên lối đi giữa các hàng ghế. Mỗi hành khách được cung cấp một bữa ăn nhẹ gồm bánh mì sandwich,trái cây, nước ngọt hoặc cafê ,nước trái cây tùy chọn và cái túi chứa khăn giấy,nĩa,tăm…Họ nhỏ nhẹ , tươi cười, lịch sự mời khách dùng cho tôi cảm nhận đang được phục vụ tận tình chẳng khác nào mình là ” thượng đế ”.
..........Còn 15 phút bay thì loa từ phòng lái thông báo máy bay bắt đầu hạ thấp độ bay để chuẩn bị hạ cánh và đề nghị hành khách thắt lại giây an toàn cùng tắt các thiết bị điện tử . Nhìn lên TV ,tôi thấy ghi nhiệt độ bên ngoài là 16 độ rưỡi .Thời tiết như vầy là khá lạnh với những người Sài Gòn cho dù đã trù bị mang thêm áo len nhưng tôi vẫn âu lo không biết liệu có đủ ấm nếu trời cứ tiếp tục lạnh thêm.Tai lại căng căng và nhoi nhói khi máy bay hạ độ cao nhưng tôi cảm thấy nhẹ hơn lúc cất cánh .
...........Máy bay tiếp đất an toàn .Nhìn qua ô cửa kính ,tôi thấy những đốm sáng chạy dài .Thành phố Hà Nội đã lên đèn. Có lẽ do sương mù nên trời tối sớm hơn miền Nam.Tiếng loa trên máy bay lại vang lên hướng dẫn hành khách chuẩn bị xuống sân bay và lời cảm ơn của cơ trưởng và phi hành đoàn.

...............Đặt chân lên thủ đô Hà Nội.
.......
...Nhận hành lý xong ,vợ chồng tôi chất vào chiếc xe đẩy tiến ra cửa .Việc soát vé làm cho chiếu lệ .Nhìn ra ngoài khung cửa đã thấy ngay thành phố Hà Nội với tiếng xe ôtô , tiếng chào mời taxi và xa xa ánh đèn điện giăng mắc.Tôi thầm nghĩ Hà Nội của tôi ngày xưa đang ở trước mắt mình.Hà Nội đang thấm vào tim óc tôi bằng gió lạnh và sương mù.Tôi đảo mắt ngước nhìn bầu trời đêm Hà Nội .Không thấy trăng sao ,chỉ một mầu đen thẳm .Nhưng tôi vẫn thấy mênh mang sâu lắng trong lòng.Bao nỗi nhớ nhung và kỷ niệm từ trong tiềm thức xa vắng bỗng dưng chợt ùa về.....



...........Mải mơ màng ,tôi quên mất bà vợ đang co ro vì lạnh bên đống hành lý .Tôi vội trở về thực tại để kiếm xe về Hà Nội .Nhờ dọ hỏi bé Mai Hoa trước ,chúng tôi sử dụng Nội Bài Minibus về Hà Nội chỉ mất 30 ngàn / người và thêm 40 ngàn taxi đi từ bến Minibus về khách sạn Bamboo 32 Hàng Bè.Nhận phòng xong , chúng tôi đi bộ ra phố loanh quanh để ăn tối và trù tính chương trình ngày hôm sau .

...............................Thăm họ hàng bên nội

Thăm gia đình cô Xuân
.....
...Như đã khẳng định ở phần mở đầu ,mục đích chính chuyến đi là về Hà Nội thăm lại họ hàng và phần mộ ông bà.Thế nên ngay ngày hôm sau tôi và vợ dậy sớm đi ra chợ Đồng Xuân mua một vài thứ cần thiết trước khi đi thăm họ hàng .
..............Nơi đến đầu tiên của chúng tôi là nhà cô Xuân tại phố Nguyễn Khuyến .Trước khi leo lên taxi, vợ tôi hỏi liệu có nhớ số nhà không .Tôi bảo :”Nhắm mắt cũng tìm đến được vì nhà cô ở liền sát chùa Bà Ngô “.



..........Đến 126 phố Nguyễn Khuyến ,tôi thấy mặt tiền nhà là một cửa hàng sơn JOTUN khá bề thế . Đang lúc đông khách không tiện hỏi ,chúng tôi vào nhà trong bằng một lối đi nhỏ bên hông.Vào rồi mới thấy ngôi nhà khá sâu có vài tầng ,có nhiều hộ ở chung .Không biết cô chú ở tầng nào nên tôi phải nhờ đến điện thoại .



.............Cô Xuân bắt máy và ra mở cửa .Cô nhận ra tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên .Nét vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt cô.Tuy cô Xuân có già đi so với năm vào thành phố HCM nhưng sức khỏe vẫn tương đối.Giọng cô vẫn điềm đạm,hồn hậu .Cô hỏi han chúng tôi về chuyến đi ,về nhà trọ , về việc không ở khách sạn 70 Nguyễn Khuyến... Hai cô cháu bùi ngùi ôn lại những kỷ niệm xưa .Tôi nhớ cô lập gia đình rất sớm ,nhớ bố chồng của cô cùng một nghề với ông nội,nhớ chú Hải (em trai chú Hùng) hồi nhỏ chơi đùa chung với tôi v.v…Bao nỗi nhớ ùa về bủa vây như những sợi giây vô hình thắt chặt tình cảm hai cô cháu .



..............Chú Hùng đi công chuyện ở đâu chợt trở về .Thấy vợ chồng tôi ,chú vui vẻ bắt tay đứa cháu ngày xưa .Qua dáng dấp ,giọng cười,tôi thấy còn khỏe ,rất yêu đời.Nhìn sắc mặt chú hồng hào ,tôi chợt nhớ lại ngày xưa khi mới lập gia đình chú hay đỏ mặt mắc cở mỗi khi có ai trêu chọc .Khi ấy chú trông thư sinh chứ không đô con như bây giờ .Người lớn tuổi rồi mà vẫn còn giữ được thể hình đẹp như chú là rất hiếm .Chú có tài năng về nhiếp ảnh nghệ thuật .Để chứng tỏ khả năng của mình ,chú cho chúng tôi xem vài tập album ảnh gia đình .Tôi chú ý nhất một tấm ảnh chú chụp chung với cô .Nom thân hình chú khoẻ đẹp ,tôi nghĩ chú chắc chuyên cần luyện tập lắm .
Ảnh 3 người con gái lớn của  cô Xuân
.........Sơn rồi Thủy hai người con của cô chú  được giao quản lý cửa hàng sơn Jotun lần lượt xuất hiện chào hỏi .Nghe em Sơn nói hồi bé đã vào Sài Gòn sống ở khu Bàn Cờ với gia đình tôi vài tháng đã khiến tôi ngạc nhiên .Tôi nhớ đứa bé tên Sơn hay phụ giúp cô em gái (tên Mỹ) chuyên chở hàng nhưng bé Sơn ở Hà Nội vào từng sống ở nhà trong hẻm 242 /73 Nguyễn Thiện Thuật thì quả là rất khó hình dung lại .Chỉ ngờ ngợ trong đầu .Có thể thời gian đó ,tôi đi dạy học ở tỉnh Biên Hòa ,cuối tuần mới về nhà nên không nhớ rõ. Mãi khi trở về Sài Gòn hỏi cô Mỹ mới hay việc Sơn nói là có thật.Thế mới biết trí nhớ của tôi ngày nay đã sút kém rồi .

.        Thủy trong mắt tôi là cô  em họ dễ thương . Không chỉ xinh xắn ,nói năng hoạt bát, hay điểm nụ cười rất tươi trên môi, Thủy lại còn tỏ ta thành thạo về internet khiến tôi ngạc nhiên . Anh em mới gặp gỡ trao đổi nhau chưa quá một buổi nhưng tình cảm chan hòa xiết đỗi qua lời bộc lộ chân tình :“Mối quan hệ họ hàng anh em mình rất gần gũi chỉ tại sống cách xa nhau thôi”.
.........Thấy gia đình cô Xuân sống yên ấm ,hạnh phúc tôi thầm nghĩ giá mà cô cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sống sau 1975 thì hay biết mấy ! Đưa ý này ra nói cho cô nghe thì cười bảo thật ra cô cũng đã có ý định này .Chính vì vậy cô chú đã từng vào Sài Gòn mua đất ở quận 8 để xây nhà nhưng rồi thấy buôn bán tại nơi này không triển vọng nên thôi . Tôi nói :” Chứ không phải tại chú Hùng đẹp trai quá nên cô sợ bị gái miền Nam cướp mất chú ?” Cô cười cười:”Thì cũng có nên cô dứt khoát không vào trong ấy .Vả lại quan điểm của cô là vào Sài Gòn phải có địa điểm buôn bán không hơn thì cũng phải bằng ngoài này .”
.........Ngồi chơi đã khá lâu ,tôi xin phép cô chú sang nhà thím Chính.Cô nói :"Bây giờ gần 12g rồi ăn tạm bữa trưa với cô .ĐểThủy nó mua một vài món làm sẵn xong ngay ,cháu đừng ngại ."Thủy sốt sắng đi liền .
.........Chúng tôi cùng cô chú ,Sơn và Thủy ăn một bữa cơm gia đình .Các món ăn bình thường nhưng rất ngon miệng .Vợ tôi chú ý nhất món đọt dưa cải luộc chấm muối mè .Nó ngon vì lạ khẩu vị lại dễ làm .Nàng nói :" Cháu phải học món này đem vào trong đó ."

Thăm gia đình thím Chính

...........Ăn cơm xong chừng nửa giờ,chúng tôi xin phép cô chú sang thăm gia đình thím Chính. Cô Xuân dặn dò :" Chiều nay nhớ về ăn cơm với gia đình cô .Thủy sẽ làm món đặc biệt đãi các cháu .Cô đã mời cô Hậu và cả anh Long con cô Phúc cùng đến ."
...........Nhà thím Chính cũng ở gần sát chùa Bà Ngô ,cách nhà cô Xuân chưa quá 100m . Đứng trước ngôi nhà số 134 phố Nguyễn Khuyến treo tấm bảng “Cháo lòng“ ,tôi bùi ngùi xúc động



..............Đây là ngôi nhà mà hơn 50 năm trước tôi từng sống với ông bà nội ,với cô Hiền ,cô Hậu ,với vợ chồng chú Chính và cả 2 em Bình ,Thọ ( Hiếu sắp ra đời).Sống trong ngôi nhà cả gần chục năm nên tôi nhớ rất rõ từng chi tiết .Lúc bấy giờ ông nội mới chỉ xây gác đúc ở phần trên nhà phía trước .Mặt tiền có một khoảng trống làm chỗ sửa xe xích lô .Trong nhà lát gạch hoa làm chỗ chứa xe .Qua cái sân có bể nước và cây hương là nhà ngang phân nhiều buồng để ở .Sau nhà ngang là giếng,nhà kho ,bếp và buồng tắm ,nhà vệ sinh .Nghe nói mươi năm trước ,khi đất đai nội thành Hà Nội lên giá thì ngôi nhà này trị giá khá cao.Thế nhưng giờ đây trước mắt tôi, nó xuống cấp nom tiều tụy đến không ngờ.Buồn đến nao lòng ,tôi lấy máy ảnh chụp lại ngôi nhà xưa từng ghi dấu biết bao kỷ niệm ấu thời.


.............Nãy giờ tôi để ý có một người đàn ông đang lúi húi bán hàng .Vài người khách đang ăn dang dở.Khi tôi bước vào cửa lên tiếng xin cho gặp thím Chính thì người đàn ông ngẩng đầu quan sát tôi với vẻ ngạc nhiên .Tôi nói mình từ Sài Gòn ra thì người đó mới “À” lên một tiếng và nói mời anh vào nhà trong có mẹ em.Thì ra đây là Hiếu ,con trai thứ 3 của chú Chính. Cậu ta dẫn tôi vào nhà trong .Vừa vào đến sân ,Hiếu gọi to:” Bà ơi, có anh chị trong Sài Gòn ra chơi!”


.............Thím Chính từ căn buồng bước ra môi thoáng nụ cười nhưng có vẻ chưa nhận ra những người khách là ai.Tôi bước đến gần nắm tay thím :” Thím nhớ ra cháu chưa ? Cháu ở đây với thím hồi bé với Bình ,với Thọ …Lúc ấy thím gật đầu bảo nhớ ra rồi .Tôi giới thiệu vợ mình ,nhắc nàng đưa quà biếu thím .


...........Trong lúc vợ tôi ngồi nói chuyện với thím,tôi lấy máy ảnh chụp một số ảnh treo trên tường .Chúng đều ố vàng do chụp đã từ rất lâu .Tôi lặng nhìn tấm ảnh bà Thịnh Đức ( mẹ của thím) và ảnh chú thím hồi trẻ .Những tấm ảnh này chụp từ trước 1954 nhưng ảnh vẫn còn rõ và nét.



......... Riêng tấm ảnh toàn gia đình thím chụp chung với ông bà chắc chụp sau ngày Hà Nội giải phóng vì trong ảnh có cả các cô con gái của chú thím .Thím Chín giới thiệu với tôi ngoài 3 người con trai mà tôi đã biết còn có thêm hai người con gái tên là Hương và Tuyết đều đã có gia đình .
.
...........Bước ra ngoài sân ,tôi thấy cây hương ( nơi thờ thổ địạ thần linh ngôi nhà) vẫn còn nhưng bể nước ở bên phải và bụi cây trầu không đã vắng bóng .Tôi nhớ kỷ niệm xưa bà nội dặn thằng cháu rất kỹ rằng hái trầu ban đêm phải nói to :“ Trầu không , trầu không !Tao là chủ mày .Cho tao xin mấy lá trầu”. Bà bào nếu không nói thế thì cây trầu không sẽ úa dần rồi chết đi..Sau khi nghe thím giải thích lý do phải phá cái bể lúc sửa nhà ,tôi xin phép được thắp nén hương cho ông bà và chú .


.........Thím Chính gọi cô Vinh (vợ của Bình) dẫn vợ chồng tôi lên tầng 3 thắp hương .Thím cũng lên theo .Tôi thấy tội nghiệp bởi bà sức yếu mà phải leo vất vả qua cái cầu thang hẹp uốn khúc gắt có tam cấp rất cao ,tay vịn chế sơ sài bằng sợi dây sắt đã hoen rỉ . Khi chúng tôi bước vào gian buồng thì cậu con trai út đang ngủ ở cái sập được cô Vinh gọi dậy đưa túi quà bảo bày lên 2 bàn thờ.



...........Chúng tôi thắp nhang kính cẩn khấn trước vong ảnh ông bà nội và chú .Trong tâm khảm, tôi cầu xin ông bà và chú tha lỗi .Mong các người chứng giám tấm lòng thành của đứa cháu do hoàn cảnh đã ra thăm quá muộn .


..
..............Khi xuống nhà dưới ,tôi thắc mắc hỏi “ Mai này sức khỏe yếu đi ,khi giỗ Tết thím khó mà leo lên lầu thắp hương được .”Thím chỉ cười không nói nhưng cô Vinh đỡ lời :” Anh đừng lo ,đã có các chú cõng bà lên !”
............Sau ít phút nói chuyện với vợ chồng tôi, cô Vinh đã tỏ ta cởi mở, thân thiện hơn .Cô cho biết hoàn cảnh sống hiện nay mấy anh em trong ngôi nhà ra sao để chúng tôi thông cảm.Nghe cô nói , tôi dần hiểu ra vấn đề .Thì ra trước đây khi chú còn sống chuyện vợ tôi ra Hà Nội có đưa lá thư tay của tôi xin một hai thứ trên bàn thờ (theo di chúc toàn bộ bàn thờ dành cho người con trưởng là bố tôi ) đã gây hiểu lầm ( dù vợ tôi khi đó thấy phiền phức không nhận gì cả ) khiến cho gia đình chú nghĩ rằng tôi có ý tranh chấp .Tôi giải thích để cô chuyển đến mọi người hãy yên tâm rằng chuyến đi này cốt để thăm họ hàng, viếng phần mộ ông bà và chú mà thôi.
...........Cô Vinh ngỏ ý muốn mời chúng tôi đi thăm Quốc Tử Giám cùng với thím .Thấy quỹ thời gian còn rộng vì chiều tối mới trở lại nhà cô Xuân dùng cơm,chúng tôi đồng ý ngay bởi nơi đây cũng là một điểm đến của chuyến đi Hà Nội .Với tôi ,Quốc Tử Giám là nơi hồi bé tôi thường đến chơi.Làm sao tôi quên được những ngày nghỉ cùng bạn bè vào Giám đuổi bướm, bắt chim .Có lần mải mê bắn muỗm ( một loại quả giống như xoài nhưng chua hơn ) bị ông Từ cầm roi rượt đuổi phải leo cổng sau để chạy trốn .
..............Bốn người chúng tôi đi bộ vì Giám chỉ cách nhà khỏang 500m .Tuy thế nếu vào bằng cổng chính quãng đường dài gần 1.000m .


..............Thuở bé vào Quốc Tử Giám tôi không đủ kiến thức để hiểu nơi mình đang chơi đùa lại là một di tích đầy tự hào về truyền thống hiếu học của ông cha.Hôm nay khi mái tóc đã điểm sương , có mặt tại Quốc Tử Giám , được tận mắt ngắm nhìn ,tôi mới thấy hết được giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của khu Văn miếu .Trong khi vợ tôi ,cô Vinh và thím Chính tìm đến những chỗ có thờ phượng để khấn vái thì tôi cầm máy ảnh lững thững theo các đoàn du lịch có hướng dẫn để nghe ké những lời giải thích .



...........Qua chiếc cổng tam quan theo con đường thẳng lát gạch tôi đi tới tới cổng thứ hai có nhiều cây muỗm cổ thụ.Hai bên đường có 2 chiếc hồ nhỏ hình chữ nhật . Đi tiếp vào ,tôi thấy trước mặt mình Khuê Văn các sừng sững với 4 trụ gạch .Tầng lầu được xây dựng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, mái lợp ngói.



.............Qua Khuê Văn các ,tôi đến khu vực giếng Thiên Quang tỉnh hình vuông, mặt nước phẳng lặng , soi bóng gác Khuê Văn . Nghe người hướng dẫn nói tôi mới vỡ ra rằng người xưa quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Hai bên tả hữu giếng Thiên Quang là những dãy hàng bia Tiến sĩ .Mặt bia đều quay về phía giếng.




.........Khi bước qua cửa Đại Thành môn ,một ngôi nhà lớp ngói 3 gian ,tôi đi đến một sân rộng lớn mà trước mặt là tòa Đại Bái Đường to lớn trải suốt chiều rộng của sân . Sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện là nơi thờ những vị tổ đạo Nho như Khổng Tử,Tăng Tử,Mạnh Tử…
...........Khu cuối cùng của Văn Miếu là Đền Khải Thánh. Đây là nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử. Bên dưới đền là nơi thờ Chu Văn An, người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam. Bên trên lầu, có bài vị thờ 3 vị vua có công lớn đối với khu văn miếu :Lý Thánh Tông,Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Bên phía ngoài, bên phải đền còn có một chiếc trống và bên trái có một quả chuông rất to .
.........Với vẻ đẹp rất riêng, cổ kính thâm trầm nằm sâu giữa lòng thành phố ngàn năm tuổi, tôi nghĩ Quốc Tử giám xứng đáng là chứng nhân của lịch sử vì nơi đây đã chứng kiến bao bước đi thăng trầm của đất nước .Là con cháu mọi người chúng ta nên hết lòng gìn giữ để di dản quý giá của dân tộc mãi mãi trường tồn .

Bánh giò nóng ngon ơi là ngon !. 

...... Đi hết vòng Quốc Tử Giám ,tôi đảo mắt kiếm nhóm 3 người thân mới hay họ cũng đang tìm tôi .Chúng tôi tìm vài nơi chụp ảnh rồi ra khỏi Quốc Tử Giám . Nhưng cô Vinh nào có cho về ngay mà dắt mọi người đến một ngã ba đường ,tôi không nhớ tên ,để mời thưởng thức món bánh giò nóng đặc biệt của đất Hà thành.



.........Trái với miền Nam bánh giò thường được những người bán dạo bằng xe đạp thì ở đây ăn bánh giò nóng trên lề đường .Khách ăn rất đông nên chúng tôi phải ngồi chờ .Nhìn những người xung quanh , tôi thấy họ ăn rất ngon lành .


.
....Bánh giò lấy ra từ nồi hấp còn bốc hơi .Bánh bóc ra được để trên một cái đĩa nhựa ăn với khoanh giò lụa cắt thành các miếng vuông nhỏ và xúc bằng thìa.Thấy vợ tôi khen ngon,cô Vinh tính kêu thêm nhưng chợt nhớ cô Xuân mời cơm chiều,chúng tôi đành khước từ .Nhưng khi đứng dậy phải thành thật nói rằng ở Sài Gòn ,tôi chưa từng được ăn món bánh giò nóng nào ngon như thế .

Gặp Bình ,con trai lớn của chú Chính

............Về đến nhà thím Chính vừa lúc Bình đi làm về .Hai anh em lên gác nói chuyện . Mấy chục năm mới gặp lại ,tôi không nhận ra Bình .Cậu em họ nói đã về hưu sớm nhưng thu nhập ít nên hợp đồng làm thêm .Có lẽ cuộc sống khó khăn nên Bình có nét mặt khắc khổ , ít cười .Căn buồng chúng tôi đang ngồi do Bình tu tạo để cô Vinh dùng làm nơi thu nhận dạy thêm một số học trò đến học theo thể thức bán trú .Tôi ngỏ ý muốn được hướng dẫn đi viếng mộ chú và mộ ông bà thì được Bình nhận lời và hứa sẽ trả lời sau vì cần thu xếp với gia đình .

Ăn cơm ở nhà cô Xuân
....
......Rời nhà thím Chính ,chúng tôi trở lại nhà cô Xuân ăn cơm chiều.Đến cửa nhà tôi gặp cô Hậu và cậu Long cũng vừa tới .Chúng tôi tay bắt mặt mừng cho cuộc hội ngộ .Việc chụp vài pô ảnh là không thể thiếu .



...........Trong bữa cơm có món đặc biệt bé Thủy giới thiệu hồi sáng là cá hấp ,canh chua cá nấu với mẻ và thì là mà nguyên liệu chính là một con cá lớn do em Sơn câu được .Bữa cơm rất vui vì cô Hậu luôn luôn tươi cười khi nhắc lại những kỷ niệm xưa hồi hai cô cháu sống tại nhà ông nội .Cô chân thật kể hồi nhỏ có tật “tè dầm” .Sáng ra thấy chăn bông ướt mắc cỡ cô đổ vấy cho cháu Quy ( hồi nhỏ có một thời gian người em trai cũng sống tại đây ).Cậu Long là sĩ quan quân đội song đã về hưu đang ở tại 165 ngõ Văn Chương đường Tôn Đức Thắng ( phố Hàng Bột ngày xưa ) .Trong lúc nói chuyện với cậu Long ,tôi xót xa vì khi ra Hà Nội lần này thì cô chú Phúc đều đã mất cả .Tôi bùi ngùi nhớ lại lúc bé hay đi học thường tạt vào chỗ cô Phúc bán hàng ở dãy phố hàng Ngang ( hay hàng Đào gì đó do không nhớ rõ) để được cô cho tiền ăn quà .Tiện dịp cậu Long mời vợ chồng tôi tham dự đám cưới con trai mình vào sáng ngày mai . Long muốn mời dự cả lể đón dâu nhưng buôi sáng chúng tôi bận việc nên chỉ nhận sẽ đi dự tiệc.

Thăm gia đình cô Hiền

...........Sáng hôm sau tôi ghi địa chỉ cô Hiền ( Cư xá Thành Công Nhà H3 F 304 ) vào một mảnh giấy để tiện việc tìm nhà .Taxi đưa chúng tôi đến đúng cư xá Thành Công nhưng khu nhà tập trung nhiều hộ khó tìm buộc tôi phải gọi điện thoại để chú Lợi ,chồng cô Hiền , ra đón.



............Chú dẫn tôi lên ngôi nhà nhiều tầng bằng cầu thang chung có đường dốc để dắt xe . Cô Hiền mặc chiếc áo ấm cổ cao đang ngồi ở ghế salon trong phòng chờ tôi.Khi tôi bước vào nói :”Chào cô ! Cháu mới ở Sài Gòn ra thăm cô chú !” thì cô mỉm cười lộ rõ nét mặt vui mừng nhưng vẫn ngồi yên tại chỗ tỏ ra sức khỏe không được tốt . Tôi khựng lại một phút :Cô Hiền ngày xưa của tôi đây sao ?
....
......Lúc bấy giờ cô trẻ khoẻ làm việc cả ngày không biết mệt.Mọi công việc nhà, bà nội đều khoán hết cho cô .Cô thường nhờ tôi đi thuê truyện ( thường là các tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn) về nhà đọc cho cô nghe trong lúc cô làm việc.Có lẽ vì sớm gần gũi với các tác phẩm văn học ngay từ bé mà sau này lớn lên tôi yêu thích văn chương chăng ? Hồi trẻ, cô Hiền xinh hơn cô Hậu chỉ tội hơi béo nên thường phải uống dấm để giảm cân .


..
...........Tôi lại gần ngồi xuống cạnh choàng tay ra sau vai ôm cô :” Cô khỏe không ? Bao nhiêu năm từ lần cô vào Sài Gòn bây giờ cô cháu mình mới gặp lại “Cô Hiền trìu mến nhìn tôi ,giọng cảm động :” Cô không được khỏe vì bị Parkinson .Nhưng cô rất vui được gặp lại cháu .Các cháu ở khách sạn chắc tốn kém lắm hay về nhà đây ở với cô vì nhà này chỉ có cô chú ở thôi .” Tôi ngạc nhiên :"Cháu tưởng em Minh ở đây với cô chú .Trước khi ra đây cháu có nhờ Minh kiếm khách sạn gần nhà chú Chính .Minh đã sốt sắng giúp cháu nhưng giờ chót lại trục trặc không ở được . Cô cho cháu gửi lời cám ơn  em ."

.........  Suốt cả giờ ,hai cô cháu bồi hồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa.Chú Lợi ngồi kế bên thỉnh thoảng chêm một câu vui vui làm cho không khí căn phòng trở nên ấm áp dù thời tiết Hà Nội hôm đó khá lạnh .Nghe tôi nói dự tính đi Sapa ,cô nói :” Trên đó thời tiết lạnh lắm .Các cháu mặc thế này không được đâu .”
..........Nói xong cô bảo chú Lợi đi lấy áo ấm cho vợ chồng tôi muợn .Chú Lợi đưa thêm cả 2 khăn choàng  cổ bảo :” Các cháu  ở Sài Gòn  ra  chớ coi thường thời tiết Sapa.”Tôi nhìn đồng hồ thấy đã hơn 10g rưỡi nên cáo từ cô chú để kịp đi dự tiệc cưới đúng giờ như cậu Long đã dặn .

Dự tiệc cưới con cậu Long

..............Dự tiệc cưới con cậu Long , tôi có dịp thấy ngoài Hà Nội tổ chức tiệc cưới ra sao . Nhà khách La Thành là một phần của Khách sạn La Thành nằm trên một diện tích rộng, bầu không khí yên tĩnh, kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp.Tuy nhiên do quá rộng nên từ cổng đi vào nơi đãi tiệc khá xa nếu không chú ý dễ lạc sang tiệc của người khác.

............Bước vào phòng tiệc cũng có khăn ký tên cạnh thùng đựng tiền mừng .Do hai họ đãi tiệc chung nên số bàn nhiều phải phân làm hai nơi ,ai đến sau phải ngồi tại phòng nhỏ hơn . Chính vì vậy chúng tôi ngồi gần cô Hiền và gia đình cô Xuân nhưng cô Hậu và gia đình chú Chính lại ngồi tại phòng khác .

......
      .....Các bàn tiệc chứa được 12 người nhưng là bàn chữ nhật chứ không phải bàn tròn như ở Sài Gòn .Các món ăn được dọn ra một lượt không đưa từng món .Hầu hết các món đã nguội khi thực khách động đũa .Trừ món nấu duy nhất khi ăn thì người phục vụ châm thêm nước dùng nhưng cũng không nóng bao nhiêu ,có thể do phục vụ quá đông hoặc do thời tiết lạnh.Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là việc khách mời ngồi ăn rất tự nhiên trước cả giờ khai mạc ,bất chấp các nghi thức dành cho cô dâu chú rể chưa diễn ra .Cũng chẳng đợi đến khi người đại diện hai họ mời mọi người nâng cốc ,hễ bàn nào đủ người là cùng nhau ăn.Không phải tất cả các bàn đều giống như vậy nhưng tôi hơi buồn cho văn hóa tiệc cưới .Số bàn tiệc hôm nay nhiều nhưng văn nghệ chỉ có tiết mục ca hát ,không có các show biểu diễn nghệ thuật .



.............Trong tiệc cưới hôm nay ,tôi ngồi chung bàn với chú Lợi và 3 người con gái khác của cô Xuân là Khanh,Châu ,Dung .Vợ tôi ngồi chung bàn với Sơn, Thủy,vợ chồng cô Xuân và cô Hiền. Cô dâu chú rể và cha mẹ có tạt qua bàn tôi ngồi .Họ đẹp đôi nhưng tôi chưa kịp chụp hình thì đã chuyển qua bàn khác .Tiệc gần tàn ,chúng tôi đứng dậy xin phép về sớm vì có hẹn lúc 13g ở khách sạn Bamboo.

Đi thăm bác Thanh
.........
...Để đến thăm bác Thanh ( một người chị của bố ) tôi phải nhờ chú Lợi chỉ đường đi .Thế nên từ sớm chúng tôi đã đón taxi tới nhà cô Hiền.Do đã liên lạc trước nên chú đã chỉnh tề y phục ngay khi chúng tôi đến nơi .Chú Lợi giục chúng tôi đi ngay .Chú bảo đã thuê một người chở xe ôm chờ sẵn tại đầu ngõ để chở tôi và nhớ chỉ trả 10 ngàn thôi .Còn vợ tôi do chính chú chở bằng xe máy .Tôi hỏi cô Hiền đâu ,chú nói :” Bà ấy đang trông cửa hàng ngoài chợ .”Tôi nói muốn ra chợ chơi với cô thì chú xua tay :” Đi nhanh đi ! Các cháu còn đến nhà cô Hậu nữa cơ mà .”
...........Tôi xuống cầu thang ra đầu ngõ toan chờ chú Lợi nhưng anh lái xe ôm bảo tôi lên xe đi ngay vì chú đã dặn kỹ địa chỉ rồi.Anh ta lái xe nhanh quá khiến chú theo không kịp . Nhưng đến 244 phố Quan Nhân mới biết sai địa chỉ vì chẳng có ngõ vào.Tôi bảo anh quay lại số nhà 144 thì có ngõ nhưng số nhà không chính xác .Tôi gọi điện thoại thì chú Lợi vừa tới đầu ngõ chỉ vào ngôi nhà đầu tiên

.........Đó là ngôi nhà 5 tầng mới xây rất hoành tráng.Nhà đi vắng cả chỉ có bác Thanh và người giúp việc. Chú Lợi cùng chúng tôi lên phòng bác ở tầng 2 .Chú dẫn tôi tới gần chỗ bác nằm nói :” Chị có nhớ thằng cháu này không ? Nó là cháu đích tôn ông Hai Thiện ờ Sài Gòn ra chơi đến thăm .”Bác gượng ngồi dậy nhìn tôi lắc đầu :”Dạ ,cháu không nhớ .”Chú Lợi hỏi thêm 2 lần nữa nhưng bác vẫn lắc đầu xưng cháu. Tôi nhìn bác xót xa . Bác đã lẫn rồi nên mới biểu hiện như vậy.Tuy thế nhìn bác ,tôi vẫn thấy được dáng dấp ngày xưa với nước da trắng mịn chứ không da mồi nhúm nhăn giống nhiều người già khác .
...........Tôi tiếc ra Hà Nội chậm một ngày nên không kịp dự buổi lễ Thượng thọ mừng 90 tuổi của bác.Vợ tôi lấy gói quà biếu bác .Bác nói cám ơn nhưng vẫn xưng cháu.Thương quá ,vợ tôi lại bên giường ngồi bóp vai ,đấm lưng cho bác.Bác nói : “ Ông bà ở lại ăn cơm với cháu .”Tôi nghe mà lòng cứ nao nao .


.........Chú Lợi đứng lên nhắc tôi kiếu từ để còn đến nhà cô Hậu vì đường đi khá xa .Xuống nhà dưới gặp ánh mắt thắc mắc của bà giúp việc :” Sao chú và ông bà không ở lại dùng cơm ? Cháu đổ gạo vào nồi rồi ! Tôi ái ngại lắc đầu :” Khi chị Ngọc ( con gái bác Thanh) về ,bà cho chúng tôi gửi lời hỏi thăm.”
Đi thăm cô Hậu

........Ngồi trên xe taxi chạy xa dần trung tâm thành phố, tôi miên man suy nghĩ về cô Hậu. Nghe nói cô cũng dạy học trước khi nghỉ hưu, lại có con trai ,con gái từng đi lao động nước ngoài mà sao các con để cô sống một mình ? Cả chuyện cô và chồng chia tay nhau cũng khiến tôi thắc mắc .
..........Xuống xe,chúng tôi đi bộ lần theo các chi tiết địa chỉ cô cho .Sau dăm phút tìm kiếm, căn nhà số 57,ngõ 75 ,đường Xuân Đỉnh ,huyện Từ Liêm đã hiện ra trước mắt chúng tôi .



...........Đứng trước ngôi nhà nhỏ mái tôn cũ,tường rêu chi chít quảng cáo nằm khuất sâu trong ngõ ,tôi bồi hồi thương cảm .Cô Hậu ngày xưa của tôi nay sống thanh bần quá .
..........Đang loay hoay chụp tấm ảnh  làm kỷ niệm thì cô từ trong nhà bước ra :” Các cháu đến rồi sao ? Chú Lợi vừa gọi cho cô bảo 15 phút nữa ra đón .Không ngờ các cháu đến mau hơn cô tưởng.”Chúng tôi vào nhà ngồi nghỉ ở bộ ghế salon .Nhìn bao quát căn nhà ,tôi thấy nơi ở của cô tuy nhỏ (chỉ khoảng 25 m2) nhưng gọn ghẽ , đủ tiện nghi dù không sang .



...........Ngồi uống nước ,cô hỏi chúng tôi đi được nhiều chưa ? Sẽ đi chơi các thắng cảnh nào? Câu chuyện xoay dần về những kỷ niệm xưa .Tôi và cô lúc nhỏ gần gũi, đồng tuổi nên dễ thông cảm .Ngẫm lại chuyện lúc bé thấy vui vui nhưng cũng bùi ngùi luyến tiếc. Hỏi cuộc sống bây giờ ,cô cho biết mình hay đi chùa,ăn chay 10 ngày trong tháng .Lâu lâu cô đi du lịch do công đoàn hưu trí nhà giáo tổ chức.
.............Đang nói chuyện ,cô hậu chợt đứng dậy mở tủ lấy ra một gói nhỏ bọc nylông cỡ bao diêm đưa cho tôi và nói:”Thấy cháu ốm gầy ,cô chia cho cháu miếng cao Ba Long này .”Tôi từ chối nói :” Thứ này rất cần cho cô .Cháu không dám nhận đâu !”
...........Cô xoay qua vợ tôi bảo :”Cháu cầm lấy cho chồng .Không nhận cô giận đấy !”Rồi cô nhất mực bắt vợ tôi cất đi.Cô nói :”Cao Ba Long rất công hiệu trong việc bồi bổ sức khoẻ.Cháu chia nhỏ dùng với cháo nóng .Miếng này dùng trong 10 ngày .”Tôi cảm động không nói lên lời trước tấm lòng của người cô .

...........Đã gần trưa ,cô mời chúng tôi dùng bữa .Cô nói tính đãi bún chả nhưng gọi trễ không còn đủ nên mời các cháu ăn đỡ bánh dầy giò lụa.Lúc ngồi vào bàn ,cô đem ra mâm vài món khác .Đang ăn ,cô hỏi các cháu có muốn ăn bánh chưng chiên không ?
.........Tôi hỏi :”Hết Tết lâu rồi sao cô còn bánh chưng ?” Cô cười :” Nhà ít người nhưng con gái gói nhiều ,cho cô chục cái . Tết xong cô bỏ ngăn đá .Khi ăn đem rã đông luộc lại vẫn ngon như thường .Rồi không đợi tôi bằng lòng ,cô mở tủ lạnh lấy bánh chưng ra lúi húi làm.Chợt vài phút sau cô chạy ra nhắc điện thoại lên bấm bấm.Gọi xong ,cô bảo mới gọi vợ chồng con gái lại chơi .

 .......Khi hai vợ chồng con gái đến ,cô giới thiệu con gái cô tên Hằng và rể tên Tân ,sống cách nhà cô năm cây số. Hằng là công nhân viên còn Tân làm dịch vụ nhà đất. Hai vợ chồng đem theo cả bánh chưng nóng vừa chiên xong .

.........Hằng cười cười lấy đĩa bánh chưng ra mời. Cô Hậu đỡ lời:” Bánh của cô rã đông lâu quá nên cô bảo nó lấy bánh chưng bên ấy chiên cho mau .

.........Qua chuyện trò ,tôi thấy Hằng hiền lành chân thật ,Tân năng nổ ,thẳng thắn.Cuộc sống hai vợ chồng khá vững vàng có thể là chỗ dựa cho cô Hậu lúc cuối đời.Tôi mừng cho cô vì nghe các cô chú khác nói cậu con trai của cô Hậu ít gần gũi mẹ . Trong khi đó hai vợ chồng Hằng lại có lòng tốt muốn xây dựng lại căn nhà khang trang hơn cho cô Hậu nhưng cô khí khái không đồng ý .Cũng vì cá tính này mà cô nhất quyết rời xa người chồng không hề nhận lại phần tài sản riêng của mình .



.........Chúng tôi ra về sau khi đã trao đổi địa chỉ và điện thoại với cậu Tân .Cô Hậu bịn rịn bắt tay không nỡ rời .Cô bảo không biết có còn gặp lại cháu không?Tôi nhìn cô an ủi :” Cô cứ vui sống đi .Cầu trời phật cho nhiều sức khỏe rồi thế nào cô cháu mình cũng sẽ còn gặp lại.”

Thăm phần mộ chú Chính và ông bà



....Đoạn video ghi lại quang cảnh thăm mộ chú Chính tại nghĩa trang Văn Điển

........Sáng chủ nhật hai vợ chồng tôi thức dậy rất sớm để ra chợ Hàng Bè mua hoa và trái cây đi thăm mộ như đã hẹn với cô Vinh. Có đi chợ ở Hà Nội mới biết rằng hoa tươi ở đất Hà thành rẻ hơn mua ở Sài Gòn nhưng trái cây thì ngược lại .Mua xong chúng tôi lên taxi thúc ông tài xế chạy nhanh nhanh cho kịp đến phố Nguyễn Khuyến trước 7g30 .Lý do là cô Vinh có nhã ý mời ăn bún ốc Hà Nội trước khi ra mộ.
.........Vừa trông thấy chúng tôi đến,cô Vinh chạy ra xách đỡ hoa trái từ tay vợ tôi .Khi đó người bán bún ốc cũng gánh hàng đến ngồi xế cửa nhà bên cạnh .Cô Vinh nói :” Để em kêu bún ốc cho anh chị và mẹ em dùng trước.”


.........Khi các tô bún ốc được bưng vào tôi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của nước dùng có dấm bỗng nhưng khi ăn không cảm nhận được cái  ngon của tô bún ốc  từng ăn thuở bé trước  cổng chùa Bà Ngô  . Phần vì nước chan chưa đậm đà và thêm vào đó ốc hơi “hẻo” .
.........Người bán không thơ mộng như tôi mường tượng : thay vì cô hàng bún ốc thon thả ,đầu chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân lại là một người đàn bà đã qua tuổi “băm” mặc áo hoa, quần
tây.
.............Sau khi mọi người ăn quà xong , đoàn người đi thăm mộ lên đường bằng 5 xe máy . .Ngoài những người trong gia đình thím Chính mà tôi đã biết còn có cậu Toàn là chồng Hương ,con gái  lớn của cô Vinh.
.........Điểm đến đầu tiên là nghĩa trang Văn Điển ,nơi có mộ chú Chính.Trong khi ai cũng phải gửi xe máy ở cổng gác thì riêng xe Toàn nhờ tài biến báo ,ăn nói khôn lanh cậu đã chở tôi chạy thẳng đến khu phần mộ.
.......
...........Mọi việc làm vệ sinh và bầy biện đồ cúng trên mộ đều do Bình chỉ huy.Trong lúc chờ đợi ,tôi ngắm nhìn cảnh vật quanh mình .Từng khen thầm những hình ảnh nghĩa trang sạch sẽ trang nghiêm của nước ngoài chiếu trên TV nhưng hôm nay tôi tự hào Việt Nam cũng chẳng thua kém gì hay ít nhất nước ta cũng có một khu nghĩa trang thật ấn tượng như nghĩa trang Văn Điển này .

...........Trước mắt tôi các ngôi mộ xây ngang dọc từng hàng thẳng tắp.Tất cả được thiết kế chung một mẫu : đúc xi măng phần chân,trồng cỏ và hoa ở bề mặt mộ .Hàng ngàn ngôi mộ kết hoa đỏ ,hoa vàng nổi bật trên màu xanh mướt của lớp cỏ phủ trên mặt trải dài tạo nên một bức tranh thiên nhiên có mầu sắc tươi tắn hài hòa đẹp tuyệt vời



.....................................Toàn cảnh nghĩa trang Văn Điển Hà Nội

........Khi việc sửa soạn hoàn tất ,một bó nhang được thắp lên phân phát cho mọi người . Chúng tôi đứng chung quanh mộ cầm hương hướng về bia mộ chú Chính khấn vái.Khấn xong ,tôi đưa hương cho Bình cắm .Nhác trông bia mộ ,tôi thấy đề :”Nơi an nghỉ Cụ ông Nguyễn Đình Chính .Sinh tháng 5.1925 .Mất ngày 11.12.2007.( 2.11.Đinh Hợi)

......Thắp hương xong mọi người tản mát xung quanh .Nhân cơ hội này ,tôi hỏi Bình về thể thức chôn cất tại Nghĩa trang Văn Điển. Bình cho biết :” Chi phí trọn gói chôn xây gồm cả xe đòn , trồng hoa ,chăm sóc năm đầu khoảng 7 triệu đồng .Chăm sóc hai năm kế mỗi năm 150 ngàn. Sau thời gian 3 năm thì phải cải táng đem về quê để nhường chỗ cho người khác.” 
..  ......Khi nhang tàn , thím Chính khấn tạ , chúng tôi làm theo . Cậu Bình lo việc đốt vàng mã . Những người  khác thu dọn đồ lễ để tiếp tục lên đường về quê thăm mộ  ông  bà .
.......Nói về quê tưởng đâu xa lắm nhưng đi thêm hơn 2 cây số đã tới . Từ đường cái  để vào nghĩa trang , chúng tôi phải đi theo một con đường   nhỏ .
...............Đến nơi ,tôi thấy trên cổng vào có ghi mấy chữ :” Nghĩa trang thôn Bằng A” .Cậu Toại cho tôi biết nghĩa trang này thuộc xã Hoàng Liệt ,huyện Thanh Trì ,Hà Đông nhưng nay đã sát nhập vào Hà Nội .



..........Cách cổng nghĩa trang chưa đầy chục mét có một ngôi miếu để những ai trước khi vào trong đều phải vào thắp nhang khấn trình và góp công đức .
.........Đi sâu vào nghĩa trang ,đập vào mắt tôi là mầu tím từ gạch ốp của các ngôi mộ. Nếu nghĩa trang Văn Điển quang đãng , đẹp mắt thì nơi đây cỏ hoang mọc nhiều ,đường đi mấp mô mà những ai không chú ý dễ bị hụt hẫng té ngã.


.
.......Đầu tiên chúng tôi dừng lại thắp hương tại ngôi mộ của bố thím Chính .



............Nơi thứ hai là phần mộ của cha mẹ chồng cô Xuân . Nơi nào đồ lễ cũng giống nhau bao gồm hoa,trái cây,vàng mã ,ruợu…



........Vào sâu hơn nữa ,lối đi càng ngoắt nghéo ,cỏ mọc um tùm .Khu mộ chí của ông bà nội nằm kề bên một bụi cây dại được xây bằng gạch có hai tầng mái ngói đỏ uốn cong nom giống như một cái am nhỏ .Mưa nắng ,gió bụi, thời gian đã khiến các dòng chữ trên bia mộ bị mờ .Như đã quen với các bước phải làm ,cậu Bình lấy chai nước đem sẵn đổ vào một cái khăn vải lần lượt lau sạch lớp bụi đi .Bia mộ thứ nhất khắc tên Nguyễn Đình Thiện (ông nội ).Bia mộ thứ hai khắc tên Nguyễn Thị Chí ( bà nội).Bia mộ thứ ba khắc tên Nguyễn Thị Mai Anh ( Con gái của cô Xuân).

..........Sau khi lau sạch các bia mộ ,cậu Bình cho bày đồ lễ và thắp hương .Thím Chính và mọi người đứng quanh hướng về mộ chí khấn vái .Nhìn làn khói đang lan tỏa từ những nén hương ,tôi nghĩ về những ngày xưa bé bỏng được gần gũi ông bà .Bao hình bóng cũ như đang chập chờn trước mắt tôi .Nhớ những sáng sớm trời rét căm căm được ông sai sang bên kia đường mua phở .Thằng cháu rất hớn hở vì thế nào cũng được ông thưởng công cho một hào (Chỉ một hào thôi cũng đủ cho tôi chơi đánh đáo với lũ trẻ trong xóm cả ngày ).
.............Lại nhớ những buổi trưa ngồi nhổ tóc sâu cho bà, thằng cháu đôi lúc đếm lố lên số tóc nhổ được để bà trả công nhiều .Ngày ấy ...Giờ đây …Tấ cả đã qua đi mất rồi


...........Tiếng cậu Bình bảo cô Vinh đưa bao diêm để đốt vàng mã kéo tôi về thực tại.Mọi người khấn tạ rồi lại tiếp tục đi nữa .


............Nơi cuối cùng là mộ chí chung cho 3 người vai vế cao nhất trong dòng họ Nguyễn Đình : Cụ nội ông Nguyễn Đình Tỵ,cụ nội bà Nguyễn Thị Sen và ông bác Nguyễn Đình Tích.Tại đây chúng tôi cũng tiến hành cúng lễ với các nghi thức giống như đã làm tại các nơi vừa đi qua.

............Giã từ Hà Nội

.........Chiều hôm trước ngày bay vào Sài Gòn ,tôi đã kịp tham dự giỗ ông bà ngoại tại nhà anh Bình ,con út của bác Phúc ( sẽ kể trong phần 2 của ký sự ) .Bữa giỗ khá đông người nên tính ra trong chuyến đi Hà Nội này ,tôi đã thăm và gặp gỡ họ hàng hai bên nội ngoại không dưới hai chục người ,một con số trên cả dự tính .Chỉ tiếc rằng vì thời gian có hạn chúng tôi chưa thể về quê thăm mộ bên ngoại của tôi lẫn bên ngoại của vợ .Thế nên khi ngồi viết những dòng này , lòng tôi vẫn áy náy khôn nguôi .
.........Sáng hôm sau ,chúng tôi tranh thủ đi thăm vài người bà con bên vợ .Khi trở về khách sạn đã gần 11 giờ .Chúng tôi chỉ còn đủ thời gian ăn bữa trưa nhẹ rồi lo thu xếp hành lý để kịp trả phòng trước 12 giờ .May nhờ bé Mai Hoa thu xếp ,chúng tôi được lưu lại thêm nửa giờ tại phòng để đợi taxi ( cũng do Mai Hoa thuê dùm) tới đón đưa ra thẳng Nội Bài.
.........Đúng 15 giờ máy bay cất cánh . Chiếc máy bay Boeing lượt về này lớn hơn chiếc lượt đi .Nó có 9 ghế thay vì 8 ghế một hàng .Lần này may mắn chúng tôi được xếp chỗ ngồi gần cửa sổ nên có cơ hội ngắm cảnh trong khi bay .
........Do thời tiết Hà Nội hôm nay không lạnh ,từ trên máy bay ,tôi thấy cảnh bên ngoài rất đẹp nhờ .Nắng rọi lóe sáng trên cánh máy bay .Nhìn nhà cửa ,đường sá nhỏ dần chạy dài bên dưới ,tôi nao nao trong lòng ,buồn vui lẫn lộn.Không biết còn cơ hội trở lại lần nữa chăng ? Nghĩ đến các cô chú bác ngoài ngày ai cũng cao tuổi khác nào như những chiếc lá vàng tuy đang còn trên cây nhưng không biết lúc nào rơi rụng .
..........Khi máy bay đã đạt độ cao,tôi thấy mình
như đang bay trên mây .Nhìn qua ô cửa,tôi thấy mây nối tiếp mây .Chúng trông như những khối bông trắng khổng lồ đan xen giăng mắc trải rộng khắp bầu trời .Chiếc thảm trời đan bằng các núi bông trắng tinh khiết đó đẹp tuyệt vời khiến tôi nhìn hoài không biết chán.Bất chợt tôi nhớ đến mấy câu thơ của Ngô văn Phú :
 "Trên trời mây trắng như bông,
Ở dưới cánh đồng ,bông trăng như mây.
Những cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng."
......................................( Mây và bông)
........

..............Mây nhìn từ máy bay

...........Mải mê nhìn tôi quên cả thời gian .Chỉ đến khi tiếng loa thông báo máy bay sắp hạ cánh , tôi mới thoát về thực tại .Máy bay hạ thấp lại gây khó chịu nơi tai .Xuống phi trường làm mọi bước thủ tục xong ,tôi báo cho các con biết rồi lên taxi về nhà .Ngồi trên xe,tôi thấy thời gian trôi mau quá .Mới ngày nào nôn nóng đợi chờ lên đường ,hôm nay đã ở Sài Gòn .Tôi thấy đầu mình căng căng .Có thể do mới xuống máy bay song cũng có thể do trong tôi đang chứa chất biết bao điều cảm nhận mới mẻ từ chuyến đi .Rồi đây chúng sẽ là nguồn cảm hứng quý báu để tôi viết lách lai rai cho đỡ buồn nhưng cũng khiến tôi sẽ nhận được những lời than phiền của người bạn đời :”Ôi trời , tối ngày ông cứ ôm riết cái máy tính thôi !”

( Xem tiếp phần 2 ký sự :
http://nguyenuthang.blogspot.com/2010/04/ky-su-ha-noi-niem-thuong-va-noi-nho.html )
.

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..