19 thg 12, 2020

DJ LÀ GÌ VÀ CÓ NGUỒN GỐC THẾ NÀO ?

            DJ là tên viết tắt của cụm từ Disc Jockey, được hiểu là một người chuyên làm công việc lựa chọn và phát đi các bản nhạc đã được ghi âm từ trước cho các đối tượng thính giả nhất định đồng thời điều chỉnh, biến tấu âm thanh cho phù hợp với các đối tượng thưởng thức âm nhạc khác nhau. Xuất xứ của nghề này từ người dân Jamaica trong thập niên 50 của thế kỳ trước tuy nhiên đến cuối thập niên 60 khi DJ được du nhập vào Mỹ mới thực sự nở rộ và phát triển. Công việc của DJ ban đầu còn đang là một chủ đề được các nhà nghiên cứu âm nhạc tranh luận. Có người cho rằng lúc đầu DJ chuyên chơi nhạc nền cho các sàn nhảy và các DJ đầu tiên xuất hiện từ thập niên 30 của thế kỷ trước khi các tín hiệu âm thanh bắt đầu được ghi lại trên các rãnh của cuộn chất dẻo hoặc các đĩa, tiếp theo là sự xuất hiện của nhiều loại đĩa nhạc và máy phát đĩa nhạc và DJ lúc này được tuyển để phụ trách việc phát nhạc từ các thiết bị ấy trong các sàn nhảy. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại cho rằng những DJ đầu tiên làm việc cho các đài phát thanh với công việc chủ yếu là chọn các bài hát, bản nhạc đã được ghi lại trên đĩa và phát trên sóng phát thanh tiếp cận thính giả.

Nhiệm vụ và công việc của một DJ là gì ?

 


           DJ có nhiệm vụ khuấy động không khí cho bar hay vũ trường. Bằng cách “phatrộn” (Mix nhạc) âm thanh theo tư duy và óc sáng tạo của mình để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự hào hứng của khách. Chính vì đặc thù công việc theo chủ nghĩa “tự do” như vậy nên nghề DJ rất được giới trẻ yêu thích và ngưỡng mộ.

Nhìn bề ngoài, dễ cho rằng DJ là một nghề…nhàn, chỉ cần xoay đĩa, chỉnh mixer lên – xuống là xong. Thực ra để có thể chơi nhạc một cách hoàn chỉnh và chuyên nghiệp, mỗi DJ phải trải qua quá trình học tập và tự rèn luyện gian khổ.

Công việc chính của một DJ bao gồm việc lựa chọn, điều chỉnh các thể loại âm nhạc hướng đến người dùng còn gọi là deejaying, chơi nhạc gọi là playing và xoay các đĩa nhạc để tạo hiệu ứng âm thanh gọi là  spinning.  Âm nhạc mà DJ sử dụng có thể là đĩa nhạc, file nhạc trong laptop, USB hay bất cứ phương tiện ghi âm nào, kể cả điện thoại. Điều quan trọng mà DJ phải làm là sử dụng các kỹ thuật của mình để điều chỉnh và tạo ra được các hiệu ứng âm thanh như mong muốn bao gồm việc cắt, đảo nhịp, phân nhịp, chuyển đoạn, quay ngược đĩa hát hay trộn lẫn bài hát với nhau khiến cho âm thanh thực sự mới lạ, phong cách và đầy cảm hứng sáng tạo. DJ chuyên nghiệp thì thường trộn các bài hát cùng âm điệu hay là các âm điệu có thể phối bè với nhau một cách hoàn hảo, kỹ thuật này được gọi là harmonic mixing.

Làm nghề DJ cần các thiết bị gì ?

 


              Bộ đồ nghề cơ bản của một DJ cần đó là các bản ghi âm âm nhạc trong đó tùy thuộc vào phương tiện phát thanh thích hợp như đĩa hát vinyl nếu sử dụng máy hát hoặc đĩa compact và các file nhạc số khi sử dụng vi tính. Thêm vào đó là 2 đầu CD xoay được hai chiều, đối với người chuyên nghiệp thì có thể là 4 đầu CD, một bàn mixer, hộp nhạc, máy vi tính với các phần mềm cho công việc như Cubase, Reason, Waves hay Cool Edit. Ngoài ra còn cần hệ thống khuếch đại âm thanh. Với các DJ mixer khi pha trộn âm thanh từ các bài nhạc khác nhau phải đeo headphone chất lượng và một microphone để khuấy động không khí tham gia của mọi người. Để làm remix thì âm thanh được tìm trên đàn organ, các CD samples hay được DJ tự tạo trên máy tính hoặc chỉnh sửa, CD thường mua ở nước ngoài hoặc tải từ trên mạng để luôn mang đến cho mọi người các bản nhạc mới nhất. Ngoài ra DJ còn cần các thiết bị tạo hiệu ứng âm thanh, hệ thống vi tính hóa điều chỉnh âm nhạc trên các file nhạc số hay thiết bị Headshell đi kèm với các kim máy hát như R.A.K.E cho phép người DJ có thể phát nhiều các bài hát cùng một lúc trên nhiều đường rãnh của đĩa hát.

           Thế nhưng, để sắm cho mình một bộ đồ nghề không phải là chuyện đơn giản vì giá thành của chúng không hề rẻ. Một bộ đơn giản nhất gồm 2bàn xoay (Turn table) có giá trên 1.500 USD, 1 cặp CD khoảng 1.300 USD, 1 bàn trộn (Mixer) giá khoảng 1.200 USD và bàn trộn (Sound effect) giá trên 300 USD…

Làm thế nào để có thể trở thành một DJ ?

 


               Để có thể trở thành một DJ đích thực, trước tiên bạn cần có đam mê âm nhạc đồng thời phải có khả năng hiểu về âm thanh, cảm thụ âm nhạc tốt sau đó mới là khả năng hiểu nhạc lý và xướng âm. Nhưng điều quan trọng nhất của một DJ là phải biết lắng nghe, hiểu và cảm nhận được âm thanh và có gu  nhạc sáng tạo cùng khả năng kết nối khéo léo các bản nhạc với nhau. Các bản nhạc phải được sắp xếp một cách hài hòa và tạo nên sự lôi cuốn thông qua việc phối nhạc. Thêm vào đó là tạo được sự hưng phấn và sức lan tỏa của âm nhạc đến người nghe. Nếu DJ biết chơi nhạc cụ, hát hay đọc rap thì càng tuyệt vời hơn.

Ngoài ra, để liên tục cập nhập những bài nhạc hay trên thị trường, DJ luôn phải đầu tư để thay đổi CD thường xuyên và những CD này thường phải mua ở nước ngoài mới đảm bảo chất lượng.

Muốn trụ lại lâu với nghề mỗi DJ phải luôn tự làm mới mình, nghĩa là phải liên tục tìm tòi nghiên cứu tài liệu và học hỏi thường xuyên để nâng cao tay nghề. Mỗi DJ muốn thành danh đều tạo cho mình một phong cách riêng.

 ...St.kynang.edu.vn..............................................................................................

16 thg 12, 2020

10 BỨC TRANH TÂM LÝ KỲ QUÁI NHẤT


 Người ta cho rằng 10 bức hình dưới đây là những bức tranh tâm lý kỳ quái nhất, chúng có thể nhìn thấu tâm can bạn một cách rất chính xác! Bạn có dám thử không?


1. Trắc nghiệm tâm lý căng thẳng


Nếu áp lực tâm lý của bạn càng lớn thì bức tranh sẽ chuyển càng nhanh. (aboluowang)

Đây là hai bức tranh tĩnh, nhưng khi bạn bị áp lực tâm lý, bức tranh sẽ động. Nếu áp lực tâm lý của bạn càng lớn thì bức tranh sẽ chuyển càng nhanh. Áp lực tâm lý của bạn lớn tới mức nào?


2. Trắc nghiệm tâm lý tuổi 

Càng lớn tuổi, sẽ càng ít thấy đây là một đường thẳng, mà là một đường chéo. (aboluowang)

Các đường ngang trong hình trên đều song song. Càng lớn tuổi, sẽ càng ít thấy đây là một đường thẳng, mà là một đường chéo. Bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu đoạn thẳng?


3. Trắc nghiệm năng lực quan sát sâu


Đây là một bức tranh thần kỳ, trông giống như một bức tranh phong cảnh. (aboluowang)

Đây là một bức tranh thần kỳ, trông giống như một bức tranh phong cảnh, nhưng liên quan rất nhiều tới đầu người. Bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu cái đầu?

Nếu thấy 0-4 cái thì chỉ số IQ hơi thấp, 5-8 thì chỉ số thông minh trung bình; 9-11 bạn khá cảm tính; 11-13 cái thật sự rất siêu!


4. Trắc nghiệm tính cách âm


Tính cách tiềm ẩn của bạn là nam hay nữ? (aboluowang)

Trong cuộc sống thực, một số nam giới tính cách thiên về nữ, một số phụ nữ tính cách lại thiên về nam tính.

Bất cứ ai nhìn thấy bức ảnh trên đều thấy là vịt ngay từ cái nhìn đầu tiên thì tính cách ẩn thiên về nam tính. Nếu bạn nhìn thấy con thỏ thì tính cách ẩn thiên về nữ tính. Tính cách tiềm ẩn của bạn là nam hay nữ?


5. Trắc nghiệm cảm xúc


Đây cũng là một bức tranh tĩnh. (aboluowang)

Đây cũng là một bức tranh tĩnh, nếu thấy bức tranh chuyển động có nghĩa là cuộc sống của bạn đang căng thẳng, nội tâm bất ổn, dễ dao động.


6. Trắc nghiệm tâm trạng


Một bức tranh thần kỳ. (aboluowang)

Khi bạn có tâm trạng tốt, những gì bạn thấy là khuôn mặt của một cô gái; khi bạn đang có tâm trạng xấu, những gì bạn thấy là khuôn mặt của một phù thủy.


7 Trắc nghiệm cuộc sống hôn nhân


"Bông hoa tình yêu". (aboluowang)

Tên của bức tranh này là "Bông hoa tình yêu", các bạn có thấy những bông hoa trong bức tranh thực chất là một cặp đôi đang hôn nhau không? Nếu bạn thấy được hình ảnh đó nghĩa là bạn có cuộc hôn nhân ngọt ngào, hạnh phúc


8. Trắc nghiệm trạng thái cuộc sống 


Những chấm nhỏ hình thành do hai đường thẳng giao nhau. (aboluowang)

Trong ảnh, những chấm nhỏ hình thành do hai đường thẳng giao nhau thực sự có màu trắng, nhưng ít người có thể nhìn thấy. Nếu bạn thấy nhiều chấm đen và chúng nhấp nháy nhanh chóng, điều đó có nghĩa là hiện trạng thái của bạn đang bận.


9. Trắc nghiệm sở thích 


Bước qua mê cung, từ điểm ra bạn lựa chọn sẽ thấy sau khi nghỉ hưu bạn thích hợp làm gì. (aboluowang)

Bước qua mê cung, từ điểm ra bạn lựa chọn sẽ thấy sau khi nghỉ hưu bạn thích hợp làm gì

Những người có lối ra A: Thích hợp cho việc viết bản thảo, nói không chừng họ có thể có những thành tựu mới.

Những người có lối ra B: Thích hợp để đi học đại học cho người lớn tuổi, học thư pháp và hội họa.

Những người có lối ra C: thích hợp cho việc đi làm lại, đảm nhiệm vị trí chuyên gia tư vấn, cố vấn và các vị trí khác.

Những người có lối ra D: Thích hợp để nuôi dạy và giáo dục cháu, vì bạn có tiềm năng trở thành giáo viên.

Những người có lối ra E: Thích hợp để học khiêu vũ, vì bạn rất năng động và thích cuộc sống nhiều màu sắc.


10. Trắc nghiệm sự hài lòng cuộc sống


Hình ảnh để đo lường mức độ hài lòng. (aboluowang)

Một hình ảnh để đo lường mức độ hài lòng của bạn với cuộc sống  nghỉ hưu.

Nếu bạn thấy sóng gió có nghĩa là bạn đã quá mệt mỏi với cuộc sống hưu trí hiện tại, hãy cho mình đi nghỉ và đi du lịch ngay nhé!

Nếu bạn nhìn thấy những con sóng lăn tăn, có nghĩa là bạn cảm thấy cuộc sống hưu trí của mình hơi nhàm chán, vì vậy tốt hơn là bạn nên làm một số việc mới và thú vị, chẳng hạn như chụp ảnh và đi bộ.

Nếu bạn nhìn thấy nhiều hạt dẻ, điều đó có nghĩa là bạn đang hài lòng hơn với cuộc sống hưu trí hiện tại của mình, hãy tiếp tục sống cuộc sống của bạn và làm cho bản thân tràn đầy hạnh phúc!

10 bức tranh này thực sự thú vị và tuyệt vời! 

St

10 thg 12, 2020

“VĂN HÓA KHÔNG TÊN”, LINH HỒN CỦA SÀI GÒN XƯA.


 Hồi ức Văn Quang

        Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không bao giờ gặp lại. 

Đường Tự Do.

        Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.” Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhớ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi – Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường. Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEikPXyKj8DjfPKcvwW0bcokB88Bg0Con8V0SJBZJD3rN7DlcDH9IJ-dPpizgNiIE7ROooo-XWEfLPSVJxOQiZ9aVhwHakYPqKlK4_JuMKIo6lFvIaZEYjA0SC2Rlwstp089VclzInm27pMq_DKeijygVi9qUWYy1o5fNcUlmw=s0-d-e1-ft
Givral nằm trong thương xá Eden
      
          Sau năm 1975, Gival vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

Givral ngày ấy bây giờ

Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong. Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgFgjQ3CDN8BEak4wqcgaNMZ3fdiO1fwDnJ61NtFyq3K3fNg2MGwnnjz_ZFwEqv6RCDLSbnQax2n8L5dn2byGY__doGKtSb07V725ZpvAXZl-7h4oi9v6MkQ0TPDNbY7LAza1L8X-Nmvhc2St3ereVU5CQeN-glU43Z-shiHA=s0-d-e1-ft
Givral (bên trái cùng) trước khi bị đập bỏ.

        Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn. Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai. Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral
đến Brodard khác nhau thế nào?

          Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard. Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgyaOe_Y2de1IL6rTCVSJuIByLLpNC1gjmAvZ1mqRx8R6gxUoJkzq97CGK9Hx9uLLTyBhMVwk-84SfEc8xEdAkOoHU7FIc6QJdrD3JCYsLhvqz-GY13CbLs-Rkj8O-uNvp_2eYs6P3Fy42T8a8Di5XGEjQ6JKktq2bXc7Ux3qio=s0-d-e1-ft
Nhà hàng La Pagode.

       Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi. Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó. Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress. Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng.
       Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện.
           Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây. Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.       
        Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi! Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.


Nhà hàng Bodard

          Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn. Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.

Không thể tìm lại dĩ vãng

Tóm lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này. Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.
Văn Quang

" BÚN BÒ DƠ " TRỨ DANH PHAN THIẾT

 

        Người Phan Thiết đi ăn Bún bò Dơ hình như không phải vì hiếu kỳ bởi cái tên là lạ của nó, mà họ ăn vì sự quen thuộc và đôi khi còn bao hàm cả những nỗi nhớ nhung xa xưa lắm.

      Phàm trong chuyện ăn uống, thường người ta rất kỹ tính. Món ăn giờ đây không chỉ ngon mà còn phải đẹp mắt, phải hợp vệ ᵴiᶇɦ. Tuy nhiên ở Phan Thiết lại có một quán bún bò trứ danh, mà ngay cái tên thôi cũng đã khiến nhiều du khách ngại ngần không dám nếm thử  đó là quán bún bò dơ. Quán cũng đặc biệt như chính cái biệt danh mà nhiều người thường gọi vì thực đơn cũng chỉ đúng có một món là bún bò rau răm hay người ta gọi là bún bò dơ. Tuy nhiên, hương vị độc đáo và lạ lùng của món bún này mới chính là thứ khiến thực khách buâng khuâng đi chẳng nỡ.  Nhiều du khách sành ăn còn quả quyết chưa nếm qua bún bò dơ thì coi như chưa đặt chân tới Phan Thiết.
     Nhắc về bún bò, tất nhiên người ta sẽ nghĩ  tới món bún bò Huế danh bất hư truyền của xứ cố đô. Đôi khi người ta cũng có vài định kiến nho nhỏ như kiểu những món bún bò khác đều chỉ là một phiên bản cải tiến thêm thắt của món bún bò Huế chứ có xa lạ chi mô. Nhưng khoan, chính món bún bò dơ sẽ khiến những thực khách phải có thêm một nhìn nhận khác, phải gật đầu mà thừa nhận rằng ngoài bún bò Huế ra, vẫn còn một món bún bò khác biệt và ngon như thế.  Chẳng biết công thức của món bún bò dơ được ai sáng chế ra, tuy nhiên ở thành phố biển Phan Thiết nó gắn liền với một chiếc xe nhỏ được bày bán tại một trong những con lộ chính của nơi này, và tất nhiên lúc nào cũng đông khách.


 

      Đặc điểm chung là người ta chỉ tập trung vào xì xụp ăn thôi, vừa ăn vừa thưởng thức vị nước dùng đặc biệt, chẳng cần phải nghĩ nᶃợi gì về cả một thế giới xô bồ nằm cách mình ngay chỉ vài bước chân. Đã vào quán là tập trung ăn, tập trung ƫɦỏa mãn cái mỹ vị cầu kì của mình, sau đó sẽ trở lại với cuộc sống tấp nập ồn ã.

         Nhiều người khi đọc qua những bài viết về món bún bò này chắc hẳn sẽ tự hỏi điều gì làm nên sức hút của nó, người viết xin được mượn một câu nói của một đầu bếp nổi tiếng người Ý, sự đơn giản và nguyên liệu tươi  mới chính là bí quyết chung tạo nên  bất kì món ăn ngon nào. Và hình như điều đó hoàn toàn đúng với món bún bò dơ này, món ăn này đơn giản tới mức khó mà tưởng  tượng được, chỉ có thịt gân bò, huyết, nước dùng, ớt bột, rau răm ngâm dấm và bún cọng nhỏ, ngoài ra không có thêm bất kì loại rau nào khác. 

       Người bán món này ngày trước là một ông lão người Bắc dáng nhỏ thó khó mà lẫn được , ông tâm huyết với món ăn của mình tới mức tuổi đã chín mươi mấy rồi vẫn đứng để phục vụ những “thượng đế” của mình.  Rồi cách đây vài năm, ông cũng theo hoa cải về trời, sau này khi con ông lên tiếp quản quán có chút thay đổi nhỏ trong món bún, tuy nhiên, nhìn chung vẫn giữ được cái hồn của món ăn. Quán ăn vẫn thế, không hề có sự thay đổi, vẫn mái che với bàn ghế gỗ, trên bàn có thêm chai dấm,  nhìn thoáng qua cứ ngỡ như đang lạc vào một thời kì xa xăm của những năm 80 cũ kỹ.

       Món này khi ăn phải vừa ăn vừa nhai miếng thịt bò thơm, dai được ướp ngon lành, húp vị nước dùng thanh ngọt, cắn miếng huyết, nhai cọng rau răm cho điểm xuyết thêm chút vị cay nhè nhẹ, pha lẫn chút vị chua không lẫn vào đâu được của dấm .

      Người Phan Thiết đi ăn bún bò dơ hình như không phải vì hiếu kỳ bởi cái tên là lạ của nó, mà họ ăn vì sự quen thuộc và đôi khi còn bao hàm cả những nỗi nhớ nhung xa xưa lắm. Có người khi ăn món này thì lại nhớ về người cha ngày trước cũng từng chở mình đi ăn, cũng hàng quán đó, cũng hương vị đó cay nồng ấm áp, còn có người lại nhớ về mối tình đầu ngày nào còn chở nhau đi ăn sáng, đón đưa mà giờ thì người theo chồng xa mãi, còn người thì bộn bề công việc, bộn bề nhung nhớ mà vẫn nao lòng khi vô tình nghe tên người cũ. Với mấy người mà món ăn này gợi chuyện buồn, mà việc quên đi được xem như một lựa chọn bất khả thì ớt bột phải thêm thật nhiều vào, cho cay thật cay, để còn hít hà cho lòng bớt bực bội, đôi khi còn vô tình nhăn mặt mà nặn ra được một vài giọt nước mắt hiếm hoi trên gương mặt chai sần gió bụi.

      Quán chắc chẳng cần phải chỉ cho rõ, cho cụ thể cái địa điểm, vì cả Phan Thiết chỉ có mỗi một quán bún bò rau răm. Hỏi bất cứ người dân địa phương nào cũng sẽ được hướng dẫn và chỉ tận tình, quán cũng chỉ bán vào mỗi buổi sáng và thường rất đông khách.  Ăn sáng xong thì bước vài bước là tới ngay bờ sông, gần dãy nhà của những phú thương xưa cũ, phía trước có vài quán cà phê cóc giá chỉ kɦoảᶇᶃ tám đến mười ngàn cho một ly đen đá, ăn no rồi phải có gì đó uống cho đỡ khát chứ, vừa uống vừa nhìn người đàn ông khắc khổ kế bên ƫɦở ra một hơi khói ƫɦuốς trắng xóa khiến khung cảnh thêm phần mờ ảo. Một buổi sáng đẹp cho một ngày bình yên vốn dĩ luôn ᶀắƫ đầu như thế.

Nguồn: www.dulichbinhthuan.com.vn/

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..