*****
Đông y gọi CÁI
tồn tại trong cơ thể khiến cho
con người mạnh khoẻ, có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài
là CHÍNH KHÍ; những tác nhân từ bên ngoài gây bệnh cho con người là TÀ KHÍ.
·
Chính
khí có được nhờ ăn, uống, hít thở và tập luyện cơ
thể;
·
Tà
khí là
các thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả (gió, lạnh, sức nóng gián tiếp, ẩm,
khô khan, sức nóng trực tiếp). Các thứ khí này có liên quan đến các bệnh truyền
nhiễm mà Đông y gọi là dịch lệ.
Các nghiên cứu xuất phát từ quan điểm kết hợp Đông, Tây y
chứng minh rằng : các thứ khí này, tuỳ thời điểm và vị trí của sự vận hành quả
đất trong vũ trụ sẽ làm điện trường quả đất thay đổi dẫn đến sự gia tăng bất
thường của các loại trùng khuẩn cực nhỏ. Những loại này xâm nhập vào mũi, thông
xuống phổi, đồng thời khu trú ở da lông (số lượng lỗ chân lông có tới hàng vạn
và làm chức năng trao đổi chất với môi trường nhiều hơn nhiều nhiều lần so với
hai lỗ mũi – đây là kiến thức mà Tây y tuy đã biết nhưng chưa vận dụng vào điều
trị các chứng cảm; vì vậy các bác sỹ Tây y chỉ mới dừng ở trình độ chỉ định cho
bệnh nhân xông mũi theo nguyên lý đau đâu chữa đó. Trong thực tế, kinh nghiệm
dân gian phương Đông đã có cách xông toàn cơ thể và phải cởi hết đồ ra mới hiệu
quả).
Bổ sung về tà khí trong đám
tang và tại sao người ốm kiêng đi đám tang ?
“Gọi là tà nghĩa là xấu, là
các khí xấu, ảnh hưởng không tích cực đến con người, chứ không nên hiểu là tà
ma, hay gì đó mang tính mê tín dị đoan”, lương y Nguyễn Văn Sử giải thích. Khi
cơ thể đau yếu, người có bệnh, sức khoẻ kém là lúc vệ khí yếu khó có thể bảo vệ
cơ thể trước sự tấn công của tà khí nên tà khí dễ xâm nhập làm cho người đau yếu
càng dễ đổ bệnh nặng hơn.
Trong khi đó, ở các đám tang tà khí thường rất nặng nề, mà theo dân gian vẫn nói nôm na là “lạnh”, người ốm yếu, phụ nữ mang bầu, trẻ em, người có sức khoẻ kém đến những nơi đó sẽ dễ nhiễm hơi lạnh, khí lạnh.
Thực chất, là vì ở người
chết quá trình oxy hoá chấm dứt, nhiệt độ cơ thể mất đi, thi thể lạnh và bắt đầu
biến đổi do bị phân hủy; quá trình này khiến cho vi trùng, vi khuẩn và ký sinh
trùng sẽ sinh sôi nhanh chóng và phát tán vào môi trường.
Không khí trong phòng tang
lễ lúc này có thể nói là tăng sinh vi khuẩn và mầm bệnh. Vì vậy, việc những người
có sức đề kháng yếu, đặc biệt những người có bệnh ảnh hưởng hệ miễn dịch, là những
người mà theo Đông y đều có nguyên khí hoặc vệ khí kém thì nên tránh xa là có
cơ sở khoa học.”
Tà khí
tấn công con người như thế nào?
Bình thường, mọi sinh vật
đang tồn tại đều có chính khí mạnh hơn tà khí. Tà khí tấn công con người như thế
nào? Nói bằng từ chuyên ngành là theo con đường tương khắc.
Con
đường này nói cụ thể như sau:
- Giai
đoạn 1:
Tà
khí tấn công vào phần cơ thể con người tiếp xúc trực tiêp với môi trường là da,
lỗ chân lông, mũi; thông sâu vào cơ thể ở vị trí phổi (tạng phế). Đông y cho rằng
da, lông, mũi và phổi có quan hệ với nhau, kết nối nhau bằng kinh Thái Âm phế,
thuộc hành Kim. Chức năng của nhóm này là thông khí, làm cơ sở để thông huyết.
Khi tà khí tấn công vào nhóm da, lỗ chân lông, mũi thì người bệnh có những biểu
hiện như: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, một hai ngày sau thì phát ho,
giọng nói cũng khác đi; da sởn gai ốc hoặc lỗ chân lông sít lại, sờ vào thấy
nóng. Người ta gọi đây là bệnh cảm hoặc cảm nhiễm. Cảm là giai đoạn đầu nên dễ
dàng đẩy tà khi ra ngoài, nếu không, nó sẽ lấn sâu vào gan mật theo nguyên lý
KIM khắc MỘC.
Cách
chữa cảm đơn giản là dùng cách mà Thị Nở chữa cho Chí Phèo. Đó dùng bát cháo
tiêu hành cho bệnh nhân ăn; nhưng Thị Nở còn thiếu bài XÔNG (xông lá tức là
dùng các loại lá có tinh dầu cho vào nồi lớn, nấu sôi đến mức nước bốc hơi mạnh,
nhắc xuống, trùm chăn kín ngồi trong đó chừng 25 đến 30 phút). Có lẽ Thị không
thể xông cho Chí vì xông thì phải … cởi hết đồ ra.
Phải
xông bằng các loại lá hoặc chất lỏng có tinh dầu, loại tinh dầu có tính diệt
khuẩn cao càng tốt. Những loại tinh dầu này vừa có tác dụng diệt khuận vừa
thông khí. Tinh dầu thuộc dạng hữu cơ tự nhiên, không có hại, khi bám vào các lỗ
chân lông vừa diệt khuẩn trong các lỗ chân lông vừa chặn đường vi khuẩn tiếp tục
xâm nhập vào cơ thể. Tinh dầu toả ra từ nồi xông sẽ diệt các loại khuẩn bám vào
hệ thống hô hấp con người vừa diệt khuẩn trong phòng hoặc trong nhà. Nếu kết hợp
xông lá bằng nồi nước xông với cách dùng lá để xông toàn căn nhà khi đang mùa dịch
lệ thì càng hay. Nhà có điều kiện thì dùng trầm hương. Tập quan dùng lá, trầm
hương để xông nhà là một biểu hiện của văn hoá y khoa truyền thống phương Đông,
giúp bảo vệ môi trường sống).
- Giai đoạn 2:
Tà khí vào gan mật tức
là tấn công vào phần phòng ngự tuyến 2 (da lông là tuyến 1). Gan và mật chủ quản
về gân. Triệu chứng ngoài các chứng của giai đoạn 1 còn có thêm các hiện tượng
khác như: sốt cao hơn, các gân khớp rệu rảo, không muốn vận động, chỉ muốn nằm;
tà khí lấn sâu sẽ làm đắng miệng, không muốn ăn (do các chức năng chuyển hoá
protid, lipid, glucid của gan suy giảm).
Giai
đoạn 2 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có trình độ chuyên
môn, phải xem mạch kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và dùng thêm các
loại thuốc nào cho phù hợp. Lúc này bệnh nhân đã mất sức, mệt mỏi, nếu lạm dụng
xông khiến cơ thể họ mất nhiều nước mà không bù nước kịp (truyền dịch) thì rất
nguy hiểm.
Giai
đoạn 1 và 2 bệnh thuộc phần BIỂU tức phần bên ngoài, còn dễ trị. Nếu không đẩy
tà khí ra thì nó lấn tiếp vào lách và bao tử (nhóm này có tuyến tuỵ chuyên điều
tiết insulin) theo nguyên lý MỘC khắc THỔ.
- Giai đoạn 3:
Tà
khí vào lá lách, bao tử là đã chọc chủng 2 phòng tuyến, vào vị trí “bán biểu,
bán lý” tức vị trí ở giữa bên ngoài và bên trong. Triệu chứng sẽ gồm những triệu
chứng ở giai đoạn 2, kèm theo ói mửa do tà khí khuấy động ở phần bao tử. Bệnh
nhân ăn không được, nếu ăn được chút cháo thì dưỡng trấp từ thức ăn không được
chuyển hoá hết do tuỵ suy giảm điều tiết insulin, ruột non thiếu insulin. Cơ thể
gầy rạc, suy nhược vì lá lách và bao tử chủ yếu xây dựng cho phần thịt của cơ
thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm, nếu không đẩy tà khí ra thì nó lấn tiếp vào
xương tuỷ theo nguyên lý THỔ khắc THUỶ.
Giai
đoạn 3 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có khả năng chuyên
môn cứng hơn, phải xem mạch thật kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và
dùng các loại thuốc nào cho phù hợp. Cũng như giai đoạn 2, lúc này bệnh nhân đã
suy yếu nhiều, nếu lạm dụng xông khiến cơ thể họ mất nước mà không bù nước kịp
(truyền dịch) thì càng nguy hiểm.
- Giai
đoạn 4:
Tà khí vào xương tuỷ tức
là đã “nhập lý” nghĩa là vào sâu bên trong. Đây là giai đoạn sống chết kề nhau.
Đông y có câu: “Hàn ngộ hàn tắt tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc vong” là ở giai đoạn
này. Thầy thuốc non tay xem mạch nhầm thì chết
chắc, không xoay trở gì được, cho thở oxy được một vài tiếng là may, có
khi thuốc vào khỏi miệng thì đã chết ngay rồi. Do là giai đoạn cưc kỳ nguy hiểm,
nếu không đẩy tà khí ra thì nó sẽ lấn tiếp vào tim và ruột non theo nguyên lý
THUỶ khắc HOẢ.
Ở
giai đoạn 4 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có chuyên môn
sâu, phải có kinh nghiệm nữa, phải xem mạch thật kỹ để định ra một “thế trận tổng
hợp”: xông lửa hay xông lá, uống thuốc hàn hay thuốc nhiệt, ăn cháo hay ăn nước
cháo (dân gian gọi là hồ), tác động vào những huyệt vị nào (dùng kim hay dùng
cách day ấn thông thường), trấn an, động
viên bệnh nhân và gia đình như thế nào v.v.. và v.v…
Khi bệnh
thuyên giảm dần thì phải buộc bệnh nhân ăn cháo loãng, rồi cháo đặc, rồi cơm
nhão. Khi bệnh nhân thật khoẻ hẳn mới được ăm cơm và những thứ khác. Thầy thuốc
mà không dặn kỹ, không theo dõi cách ăn uống của bệnh nhận khi bệnh thuyên giảm
thì dẫu có THẦN Y cũng vẫn nhận được tin báo: “Người nhà tôi mất rồi!”. Bây giờ
có pháp y, có giải phẩu thi thể mới thấy được nguyên nhân chết là do thủng bao
tử.
- Giai
đoạn 5:
Tà khí vào tim và ruột
non, lúc này nó uy hiếp tim, làm tim suy yếu dần hoặc truỵ tim. Ruột non bị vô
hiệu hoá, cắt đứt nguồn dưỡng trấp cho cơ thể, dù có “đổ sâm” vào cũng không giải
quyết được gì. Lúc này nếu được theo dõi ở bệnh viện thì điện tâm đồ sẽ không
còn gợn sóng và máy phát ra âm thanh è…è…è….
Trong
thực tế, bệnh nhân ở giai đoạn 5 rất ít gặp vì mấy nguyên do:
- Khu
vực nhiệt đới dễ mắc bệnh cảm nhưng kinh nghiệm dân gian từ ngàn đời chữa cảm
cũng rất hiệu quả. Người bình dân Việt Nam thường dùng các cách chữa dân gian
nên trường hợp tà khí lấn sâu không nhiều.
- Những
trường hợp để tà khí lấn sâu khi đưa vào bệnh viện thì được chẩn đoán là bệnh
năng, có nguy cơ tử vong và sau đó bị hôn mê, ngưng tim rất nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét