Thân tặng các bạn Thăng, Chiêu
và bạn bè thân hữu trên Facebook
Sau này khi thành lập làng , một số cây to đã bị đốn hạ, tuy nhiên ngày nay vẫn còn cây đa Long cổ thụ đã hơn 1000 năm tuổi, cao khoảng 14m, vòng thân rộng cỡ 3 người ôm, rễ phụ rủ xuống xum xuê tạo thành những hang, và bụi cây chòi mòi rậm rạp.
Chòi mòi chín đỏ chín đen
Con gái Vạn Phúc ăn quen chòi mòi
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh9vmGmwvemgYRKIPfrTsN0-RXnKJCuDfsPbOvDbSW3NaxCGDjHy5y-l5R4fi_-08U_-KHRvmLcHZbN5rlKQW5IiF0Cxtc0nS3NTg6OUpTik07Q9jN_T3dtwAmTTWWy3uc6Wj4OVCItkPyr/s640/1.jpg)
Trong làng có: Chùa , Đình , Đền - Phường Cửi và Miếu cổ. Miếu toạ lạc bên dòng sông Nhuệ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Theo di tích để lại Cổ Miếu có trên 1.152 năm, thờ Bà Thành Hoàng làng, người có công xây dựng làng Vạn Bảo xưa (nay là phường Vạn Phúc), tổ nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa. Ngày nay với sản phẩm nổi tiếng khắp nơi là lụa Hà Đông.
Bà tên Hùng Thị A Lã Đê Nương , nguyên quán Châu Tụ Long, Đạo Tuyên Quang, Châu Tụ Long nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
Bà là Thứ Phi Cao Biền, lúc bấy giờ là An Nam Đô Hộ Sứ , có công dẹp quân Nam chiếu, xây thành Đại La. Trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn , tôn Cao Biền là Cao vương.
Sau này các cụ ở làng Vạn Phúc sưu tầm được ở Đền Tổ Hùng Vương (Phú Thọ) thì theo Nguyễn Bính (Đông Các Đại Học Sỹ Lễ Bộ Thượng Thư Triều Vua Lê Hiển Tông đi thần phả (tích) cho biết : Đức Thánh Bà đi du ngoạn khắp nơi, tất cả những nơi đi qua chỉ dừng chân ngắm cảnh mà không lưu lại lâu ngày. Nhưng khi Bà đến ấp Vạn Bảo thấy dân cư hiền hoà, cảnh đẹp, không xa thành Đại La nên xin với chồng là Cao Biền định cư ở đây.
Nhờ Bà có thế đệ nhị quân phi nên trộm cướp bản địa không dám đến quấy phá. Đất lành chim đậu, Bà dạy gái học nghề nông tang, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, trai làm ruộng, học hành.Khi dân chúng đã thạo nghề , Bà đi chu du một thời gian về lại xóm làng. Dân làng mở tiệc định giết trâu bò ăn mừng bà phán : "Không cho phép giết trâu bò".
Lúc chồng về lại Trung Hoa, Bà xin ở lại. Khi nghe tin vua Đường Ý Tông vì bị gièm pha bị tội chết, Bà bên này nghe tin, Bà cũng quyên sinh, Bà mất lúc còn trẻ.Dân làng nhớ công đức của Bà nên lập miếu thờ, từ đó đến nay đã được 1152 năm. Miếu được tôn tạo nhiều lần và lần mới nhất là năm 2013 .
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhgCKcgckQY950NAbsgqzjEH1ViofhIGAuzLuyQiffolHdfklDeS5DffX4lL9BBi4TCSL0vIRXKmZjQGpXYU7wJoZUf0xsFV4vSKHeQeduubTns_bHnpU76fikatMS3B9uaTQVsMbaveRly/s640/3.jpg)
“Miếu Hoàng Xà”
Trong khuôn viên miếu có : bệ thờ, sân lễ, tường hoa, nhà quan cư (nhà để sắp lễ), xung quanh là cây cảnh sân được lát gạch trạm trổ các bia hoa văn và các ao nước, có hòn non bộ nước chảy róc rách quanh năm.
Từ xưa đến nay dân trong làng hàng năm cứ đến ngày10 tháng 8 kỷ niệm ngày sinh của Bà và ngày 25 tháng chạp tưởng nhớ ngày mất của Bà và từ ngày mùng 10 đến 13 tháng giêng là ngày lễ hội.
Ngày xưa triều đình khi hữu sự Vua sai quan về đây để cầu xin Bà phò hộ để thắng giặc. Sau khi thắng quân xâm lược, Vua cùng quan quân về đây cảm tạ.
Thời Lê Trung Hưng trước khi đánh nhau với nhà Mạc, Vua Lê Chúa Trịnh đóng quân ở Sơn Tây, quan Thái Uý nằm mộng thấy một phụ nữ sang trọng xưng "Thành Hoàng đất Vạn Bảo".Sau khi thắng nhà Mạc, Vua Lê Chúa Trịnh về thăm Miếu cổ để lễ tạ và cho dân làng 100 quan tiền để tôn tạo Miếu thờ. (Chính điều này do quan Thái Uý viết ra, cụ Nguyễn Bính đưa vào thành tích (thành phả) sự tích vị thần.)
Khi thăm thú Miếu cổ Vạn Phúc, tôi may mắn được nghe ông Nguyễn Văn Công, thủ từ Miếu Vạn Phúc, ngâm bài thơ dân gian được lưu truyền lại :
Nghe ông nhắc đến mấy từ “lụa hàng Hà Đông”, tôi bồi hồi nhớ lại bài thơ "Áo Lụa Hà Đông" mà trước đây nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan , người thầy dạy văn thời trung học ,đã đứng trên bục giảng trường Văn Học Sài Gòn 1962 ngâm và diễn giải cho học sinh chúng tôi nghe.Cũng chính bài thơ “Áo lụa Hà Đông” là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác thành công khúc tình ca lãng mạn cùng tên một thời vang bóng trong giới yêu nhạc ở Sài Gòn những năm trước 1975:
Còn nữa, vào năm 2007, bộ phim Áo lụa Hà Đông của đạo diễn Lưu Huỳnh ra mắt tại Thủ đô, bộ phim này sau công chiếu đã đạt được giải thưởng tại một số liên hoan phim danh tiếng của châu Á .
***
Trong lần thăm miếu cổ làng Vạn Phúc hôm nay , tôi cũng có dịp gặp gỡ vài du khách nước ngoài đến tham quan.Họ rất say mê cảnh quan mang nét đẹp cổ kính của làng quê Việt Nam đồng thời tỏ ra rất thích thú với những sản phẩm tơ lụa đặc sắc đa dạng ở làng lụa Vạn Phúc này. Bản thân tôi có đôi chút luyến tiếc do mình đã không đến đây đúng vào dịp lễ hội, bởi khi ấy khách du lịch sẽ có dịp được tham gia vào lễ hội cổ truyền, vào trò chơi dân gian, tìm hiểu những phong tục tập quán phong phú của người dân làng nghề. Tôi ước mong một lần khác sẽ trở lại đây để hiểu sâu sắc hơn về con người,cảnh đẹp và các đặc sản của "Làng nghề dệt Lụa tơ tằm" lâu đời nhất Việt Nam còn duy trì hoạt động đến ngày nay”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú của người viết
Xin chân thành cảm ơn :
· Ban Quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc Hà Đông, Hà Nội.
· Cụ Đỗ Quang Vĩnh giáo sư tiến sỹ.
· Ông thủ từ miếu cổ Nguyễn Văn Công đã cung cấp thông tin đầy đủ phong phú về lịch sử Miếu cổ làng Vạn Phúc, Hà Đông .
Hà Đông, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Nguyễn Thế Tân
Chòi mòi chín đỏ chín đen
Con gái Vạn Phúc ăn quen chòi mòi
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh9vmGmwvemgYRKIPfrTsN0-RXnKJCuDfsPbOvDbSW3NaxCGDjHy5y-l5R4fi_-08U_-KHRvmLcHZbN5rlKQW5IiF0Cxtc0nS3NTg6OUpTik07Q9jN_T3dtwAmTTWWy3uc6Wj4OVCItkPyr/s640/1.jpg)
Trong làng có: Chùa , Đình , Đền - Phường Cửi và Miếu cổ. Miếu toạ lạc bên dòng sông Nhuệ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Theo di tích để lại Cổ Miếu có trên 1.152 năm, thờ Bà Thành Hoàng làng, người có công xây dựng làng Vạn Bảo xưa (nay là phường Vạn Phúc), tổ nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa. Ngày nay với sản phẩm nổi tiếng khắp nơi là lụa Hà Đông.
Bà tên Hùng Thị A Lã Đê Nương , nguyên quán Châu Tụ Long, Đạo Tuyên Quang, Châu Tụ Long nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
Bà là Thứ Phi Cao Biền, lúc bấy giờ là An Nam Đô Hộ Sứ , có công dẹp quân Nam chiếu, xây thành Đại La. Trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn , tôn Cao Biền là Cao vương.
Sau này các cụ ở làng Vạn Phúc sưu tầm được ở Đền Tổ Hùng Vương (Phú Thọ) thì theo Nguyễn Bính (Đông Các Đại Học Sỹ Lễ Bộ Thượng Thư Triều Vua Lê Hiển Tông đi thần phả (tích) cho biết : Đức Thánh Bà đi du ngoạn khắp nơi, tất cả những nơi đi qua chỉ dừng chân ngắm cảnh mà không lưu lại lâu ngày. Nhưng khi Bà đến ấp Vạn Bảo thấy dân cư hiền hoà, cảnh đẹp, không xa thành Đại La nên xin với chồng là Cao Biền định cư ở đây.
Nhờ Bà có thế đệ nhị quân phi nên trộm cướp bản địa không dám đến quấy phá. Đất lành chim đậu, Bà dạy gái học nghề nông tang, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, trai làm ruộng, học hành.Khi dân chúng đã thạo nghề , Bà đi chu du một thời gian về lại xóm làng. Dân làng mở tiệc định giết trâu bò ăn mừng bà phán : "Không cho phép giết trâu bò".
Lúc chồng về lại Trung Hoa, Bà xin ở lại. Khi nghe tin vua Đường Ý Tông vì bị gièm pha bị tội chết, Bà bên này nghe tin, Bà cũng quyên sinh, Bà mất lúc còn trẻ.Dân làng nhớ công đức của Bà nên lập miếu thờ, từ đó đến nay đã được 1152 năm. Miếu được tôn tạo nhiều lần và lần mới nhất là năm 2013 .
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhgCKcgckQY950NAbsgqzjEH1ViofhIGAuzLuyQiffolHdfklDeS5DffX4lL9BBi4TCSL0vIRXKmZjQGpXYU7wJoZUf0xsFV4vSKHeQeduubTns_bHnpU76fikatMS3B9uaTQVsMbaveRly/s640/3.jpg)
“Miếu Hoàng Xà”
Trong khuôn viên miếu có : bệ thờ, sân lễ, tường hoa, nhà quan cư (nhà để sắp lễ), xung quanh là cây cảnh sân được lát gạch trạm trổ các bia hoa văn và các ao nước, có hòn non bộ nước chảy róc rách quanh năm.
Từ xưa đến nay dân trong làng hàng năm cứ đến ngày10 tháng 8 kỷ niệm ngày sinh của Bà và ngày 25 tháng chạp tưởng nhớ ngày mất của Bà và từ ngày mùng 10 đến 13 tháng giêng là ngày lễ hội.
Ngày xưa triều đình khi hữu sự Vua sai quan về đây để cầu xin Bà phò hộ để thắng giặc. Sau khi thắng quân xâm lược, Vua cùng quan quân về đây cảm tạ.
Thời Lê Trung Hưng trước khi đánh nhau với nhà Mạc, Vua Lê Chúa Trịnh đóng quân ở Sơn Tây, quan Thái Uý nằm mộng thấy một phụ nữ sang trọng xưng "Thành Hoàng đất Vạn Bảo".Sau khi thắng nhà Mạc, Vua Lê Chúa Trịnh về thăm Miếu cổ để lễ tạ và cho dân làng 100 quan tiền để tôn tạo Miếu thờ. (Chính điều này do quan Thái Uý viết ra, cụ Nguyễn Bính đưa vào thành tích (thành phả) sự tích vị thần.)
Khi thăm thú Miếu cổ Vạn Phúc, tôi may mắn được nghe ông Nguyễn Văn Công, thủ từ Miếu Vạn Phúc, ngâm bài thơ dân gian được lưu truyền lại :
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Ai qua Thị xã Hà Đông
Ghé thăm Vạn Phúc mà không muốn về
Vạn Phúc có cây bồ đề
Có ao tắm mát có nghề cửi canh.....
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo Lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
…..
Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình Lụa trắng"
Nguyên Sa Trần Bích Lan
Còn nữa, vào năm 2007, bộ phim Áo lụa Hà Đông của đạo diễn Lưu Huỳnh ra mắt tại Thủ đô, bộ phim này sau công chiếu đã đạt được giải thưởng tại một số liên hoan phim danh tiếng của châu Á .
***
Trong lần thăm miếu cổ làng Vạn Phúc hôm nay , tôi cũng có dịp gặp gỡ vài du khách nước ngoài đến tham quan.Họ rất say mê cảnh quan mang nét đẹp cổ kính của làng quê Việt Nam đồng thời tỏ ra rất thích thú với những sản phẩm tơ lụa đặc sắc đa dạng ở làng lụa Vạn Phúc này. Bản thân tôi có đôi chút luyến tiếc do mình đã không đến đây đúng vào dịp lễ hội, bởi khi ấy khách du lịch sẽ có dịp được tham gia vào lễ hội cổ truyền, vào trò chơi dân gian, tìm hiểu những phong tục tập quán phong phú của người dân làng nghề. Tôi ước mong một lần khác sẽ trở lại đây để hiểu sâu sắc hơn về con người,cảnh đẹp và các đặc sản của "Làng nghề dệt Lụa tơ tằm" lâu đời nhất Việt Nam còn duy trì hoạt động đến ngày nay”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú của người viết
Xin chân thành cảm ơn :
· Ban Quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc Hà Đông, Hà Nội.
· Cụ Đỗ Quang Vĩnh giáo sư tiến sỹ.
· Ông thủ từ miếu cổ Nguyễn Văn Công đã cung cấp thông tin đầy đủ phong phú về lịch sử Miếu cổ làng Vạn Phúc, Hà Đông .
Hà Đông, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Nguyễn Thế Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét