16 thg 7, 2016

HƯỚNG DẪN NGUỜi GIÀ TỰ XOA BÓP - BẤM HUYỆT TẠI NHÀ

Tài liệu SƯU KHẢO 
VỀ XOA BÓP BẤM HUYỆT

          Xoa bóp đã có từ lâu đời, khi mà con người còn chưa biết dùng đến thuốc. Như nhiều dân tộc khác trên thế giới, nước ta cũng sớm có môn xoa bóp dân tộc cổ truyền được nhắc đến trong kho sách Hán Nôm cổ mà tiêu biểu là Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh. Trải qua tháng năm, cùng với các tiến bộ khoa học, môn xoa bóp trở thành một trong những người bạn củ a Đông Y có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ tăng cường sức khỏe con người.
       Người ta có thể tự xoa bóp để phòng bệnh và chữa một số chứng bệnh. Tuy phạm vi và tác dụng chữa bệnh của nó còn có những hạn chế song cũng có thể giúp ích rất nhiều trong những trường hợp đột xuất.


   Một số hiểu biết căn bản

                                  

Bấm huyệt:
 Dùng ngón tay cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa (ngón tay phải được cắt móng để không làm rách da khi bấm) ấn vào huyệt với một áp lực đủ mạnh làm đau, tê, tức mà người được bấm vẫn chịu được khoảng từ 4-10 giây.

Day huyệt:
 Có nghĩa là vẫn giữ áp lực như trên và không dời chỗ, vận động đầu ngón tay đã bấm chung quanh điểm bấm theo chiều kim đồng hồ độ 5-10 giây (dùng đầu ngón phía gan tay để bấm va day, không bấm day đầu ngón phía mu tay).

Một số huyệt tăng cường chức năng bộ tiêu hóa

1. Huyệt hợp cốc:
Vị trí và cách lấy huyệt ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay bên kia để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón tay cái ở đâu chỗ đó là huyệt.
Tác dụng: Trị đau đầu, đỏ mắt, chảy máu cam, đau răng, điếc tai, liệt mặt, hầu họng sưng đau, ngón tay co giật, đau cánh tay, hàm răng cắn chặt, sốt không có mồ hôi, mồ hôi ra nhiều, bế                                                                        kinh.
                                                            Kiêng: Phụ nữ có thai không bấm.

2.Huyệt tam túc lý:

Vị trí ở dưới đầu gối 3 tấc, huỵêt ở bờ ngoài xương chày 1 tấc, ở dưới và ở ngoài lôi của xương chày 1 khoát ngón tay.
Cách lấy huyệt: Người tự bấm huy ệt ngồi co chân lại, để lòng bàn tay ôm xương bánh chè, ngón tay giữa để ngoài xương chày 1 khoát ngón tay, đầu ngón tay giữa là huyệt.

Tác dụng: Tăng cường s ức khỏ e chung, chủ trị đau dạ dày, bụng đầy, tiêu hóa kém, tiêu chảy. táo bón, gối và cẳng chân đau nhức, bại liệt. Đây là huyệt phòng bệnh và nâng cao sức để kháng của cơ thể.

3.Huyệt công tôn:
 
Vị trí ở sau đốt 1 ngón chân 1 tấc, trước mắt cá trong, lấy ở trên đường tiếp giáp da gần chân với da mu chân ở bờ trong bàn chân, ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau xương bàn chân.
Tác d ụng: Trị đau hoặc nóng gan bàn chân, đau bụng dưới, đau dạu dày, không muốn ăn, nôn, động kinh.

Hằng ngày day bấm các huyệt trên một lần vào buổi sáng, cứ làm 20 ngày rồi nghỉ 3 ngày.



Một số huyệt có tác dụng tăng cường chức năng của tạng phủ.

1.Huyệt đản trung:

Vị trí:
Điểm gặp nhau giữa ngực và đường nối 2 đầu vú, chỗ lõm ngay khe liên sườn 4
Tác dụng: 
Trị hen suyễn, đau ngực, thở kém, nấc, sản phụ thiếu sữa.



2.Huyệt thần môn

Vị trí: 
Bàn tay để ngửa,
 huyệt ở trên lằn nếp trên cổ tay,
 chỗ lõm khi nắm chặt ngón tay út.
Tác dụng:
Trị lòng bàn tay nóng,
đau vùng tim, tim đập
mạnh hồi hộp, mất ngủ,
hay quên, ngớ ngẩn,
 động kinh.



3.Huyệt thái xung :

Vị trí: 
Ở góc khe giữa của hai xương bàn chân thứ 1 và thứ2. 
Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. 
Day mạnh để điều chỉnh.
Tác dụng:
Trị đau phía trước mắt cá trong, tiểu đục, tiểu rắt, bí tiểu, kinh phong trẻ em, tăng huyết áp.
4.Huyệt chương môn:


V ị trí:
 ở phía bên bụng,
 ngay đầu xương
 sườ n cụt thứ 12.

 Tác d ụng: 

Trị đau mạng mỡ, 
đau cạnh sườn,
 bệnh đường mật,
 đầy bụng, tiêu chảy.


5.Huyệt dũng tuyền:

Vị trí ở điểm giáp 1/3 tr ước với 2/3 sau c ủa lòng bàn chân (không kể ngón). Khi co bàn chân lại
 thì chỗ lõm rõ lên, đó là huyệt.
Tác dụng:
 Trị nóng hay lạnh gan bàn chân, hạ huyết áp
, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, đại tiện 
khó, bí tiểu tiện, cấp cứu chết đuối.

6.Huyệt tam âm giao:
                                                                                                                                                                                   Vị trí 

trên mắt cá trong 3 tấc,
 ở bờ sau xương chày. 
Đây là huyệt giao nhau
 giữa 3 kinh tỳ vị hư 
nhược, sôi bụng, đầy 
bụng, phân lỏng, rối
loạn tiêu hóa, kinh
 nguyệt không đều,
rong kinh, khí hư,
 bế kinh, di mộng tinh,
 tiểu khó, tiểu buốt,
đái dầm, toàn thân
                                                                     đau nhức, mất ngủ.


                           BẤM HUYỆT KIỂM TRA SỨC KHOẺ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.
Chúng tôi giới thiệu một số ph ương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’  (tạm dị ch là châm bằng cách bấm huy ệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay
Mỗi buổi sáng, trướ c khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.
1.Kiểm tra Tim.
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những bi ểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.
Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.
2. Kiểm tra Phổi.
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng th ời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.
3. Kiểm tra Ruột già
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nh ất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm.
Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huy ệt này cho đến khi d ưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những ch ất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.
4. Kiểm tra Thận và Sinh thực tuyến (sinh dục).
Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huy ệt Côn lôn, Bộc tham củ a kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụ p vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào đi ểm này sẽ tăng cường lực cho sinhthực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.
5. Kiểm tra gan
           Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 nếu thấy hơi khó  chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh (huyệt Thái xung), để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
6. Kích thích Lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau s ẽ biến mất, vùng háng đ ang chịu đau sẽ b ớt đau, cả m giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới s ẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.
7. Kích thích Gan, Mật
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp) . Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ : Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.
8. Giữ cho tiêu hoá tốt
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thở mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ , nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.

 9. Kích thích Rốn

Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rố n làm giả m tác động đau và bớt mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dướ i đầu xươ ng ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
một ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.
Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.
Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.

             Xoa bóp bàn chân có lợi cho sức khỏe

      Bàn chân có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thí    dụ : Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày,ngón thứ tư có liên quan đến gan, ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận...


Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.
Khi day hoặc bấm các huyệt vi ở bàn chân còn có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ...
Sau đây là kỹ thu ật xoa bóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng:
 Xoa bóp gan bàn chân
Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. 

Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.
Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.
Xoa bóp mu bàn chân
Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nh ẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.
Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên giữa nếp lằn cổ chân, giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay , giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đố t . Mỗi lần ấn khoảng 1 phút . Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.

                           Cách tự bấm huyệt chữa bệnh

       Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộ p tâm lý, nghẹt mũi, đau răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt.
Hồi hộp sinh lý
Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt Thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt n ằm trên phần lồi trên ở phía trướ c cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.
                                                     
                                           
Nghẹt mũi
Thường g ặp vào mùa lạnh, là tri ệu chứng đầu tiên của c ảm cúm. Cũng có thể gặp trong mộ t số b ệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt.
Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt:

Huyệt thượng tinh: 


Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt d ọc theo s ống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn gi ữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc g ặp một ch ỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó.



 Huyệt nghinh hương: 

Là huyệt phụ được sử d ụng thêm bên
cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới
tận cùng của cánh mũi, n ằm ở góc
cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải
 thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt
mũi trái thì chà xát huyệt bên trái
 (nhớ xoa thêm dầu cao nóng).

Chân bị sưng phồng

Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ng ơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù.

Đau răng
Huyệt Hợp cốc

      Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng...
         Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc phục, bấm vào huyệt Hợp
 nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này
                                                               
Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm).

Bị mất tiếng

Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản...
Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này:
Huyệt giản sử:
Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp
 cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên
 đường trung tuyến.

 Huyệt Thái uyên được xác định bằng cách để ngửa bàn tay.Huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay ngón trái và rãnh mạch quay. Khi hơi co bàn tay vào phía cẳng tay, tại bờ ngoài lằn chỉ cổ tay, gần xương tay quay, tạo thành 1 chỗ rất(thái) lõm , như 1 cái hố sâu (uyên),vì vậy gọi là Thái uyên.

BẤM HUYỆT  LV3  Ở  BÀN CHÂN 
Bạn đã bao giờ thử ấn vào 2 điểm tuyệt vời này ở chân chưa?




Nếu chưa thì bạn hãy thử ngay đi nhé!

Tất cả sẽ phải ngạc nhiên bởi công dụng thần kỳ của nó đó!
Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả, là một phần của y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp cho nhiều lứa tuổi và nhiều loại đau nhức. Vào thế kỉ trước, phương pháp mát-xa đặc biệt dùng những ngón tay nhấn vào một vùng nào đó trên cơ thể, đã được giới thiệu đến các nước phương Tây và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, được nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Có những cơn đau mà bạn chỉ cần nhấn vào một huyệt nhất định, cơn đau đó sẽ biến mất mà chẳng cần đến viên thuốc giảm đau làm gì. Một trong những huyệt mà chúng tôi đang muốn đề cập đến trong phạm vi bài viết này đó chính là huyệt LV3 - huyệt đạo giúp làm dịu các cơn đau trên cơ thể, đồng thời chữa trị nhiều bệnh khác. 

Làm sao để xác định được huyệt LV3? 


              Đầu tiên, nó nằm ở trên bàn chân, 
            giữa ngón chân cái và ngón chân
            trỏ, cách khe hai ngón này khoảng
            2cm. Sau khi tìm thấy vị trí huyệt
            LV3, dùng ngón tay nhấn một lực
            nhẹ, sau đó mát-xa ngược chiều
            kim đồng hồ khoảng 2 đến 3 giây.
            Tạm dừng trong 5 giây, lặp lại
            toàn bộ quá trình trong
            2 phút.Dùng ngón tay nhấn một 
            lực nhẹ, sau đó mát-xa ngược 
            chiều kim đồng hồ khoảng 2 đến
           3 giây.

   
Theo nghiên cứu của những chuyên gia ở phương Tây, đây là những tác động tích cực cho sức khỏe mà việc bấm huyệt LV3 mang đến:
- Giảm đau lưng, đau đầu
- Giảm đau bụng vào kì kinh nguyệt, chuột rút do kinh nguyệt.

- Điều chỉnh chức năng gan
- Giải tỏa căng thẳng, giúp bạn kiểm soát cơn giận.
- Giảm đau thần kinh tọa, trị chứng mất ngủ, kiểm soát lo lắng.
- Điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa.
- Giải quyết các vấn đề rối loạn thị giác.
- Một số thí nghiệm trên động vật được các nhà khoa học thực hiện cho thấy kích thích huyệt LV3 sẽ làm giảm nồng độ Endotelina1 hay EDN1 - một protein góp phần làm co thắt mạch máu, gây tăng huyết áp.

Không có nhận xét nào:

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...

HOA HỌC TRÒ-Trời đất dành riêng tuổi học trò.Một loài hoa đỏ rất nên thơ...
Mỗi năm hoa nở mùa thi đến.Chạnh nhớ trường xưa nhớ bạn bè .Nguyenuthang ..